Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, trong đó việc đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, giảm chênh lệch vùng miền được quan tâm hàng đầu
Sau nhiều năm kiên trì thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bèn vững, tỉnh Quảng Ninh đã gặt hái rất nhiều “trái ngọt”. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Những vùng đất nghèo khó mà chúng tôi đã từng đi qua nay hiện hữu sự đổi thay tích cực, chúng tôi được chung vui với bà con vùng đồng bào DTTS và tin tưởng vào ngày mai thêm tươi sáng.
Hành trình giảm nghèo của Quảng Ninh thuận lợi ít, gian nan vất vả không kể siết, song với quyết tâm lớn, nỗ lực, kiên trì của cả hệ thống chính trị, hiện thực hóa bằng những chính sách, nghị quyết hợp lòng dân, vì nhân dân đã và đang dẫn đường, làm bàn đạp quan trọng để thay đổi diện mạo khu vực khó, vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh.
Từng là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS cao so với nhiều địa phương trong cả nước, Quảng Ninh đã vượt lên những khó khăn, thách thức, tạo nên kỳ tích khi hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương; đời sống đồng bào vùng DTTS được nâng lên.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương V (Khoá VIII) về “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, dành nhiều sự quan tâm về phát triển văn hoá, trong đó, luôn quan tâm và ưu tiên bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Những năm qua, tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, bà con giáo dân đã tích cực thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm các quy định của địa phương về nếp sống văn hoá, văn minh.
Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trên cơ sở nguồn vốn được ủy thác, Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh đã khẩn trương giải ngân vốn vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất, giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống.
Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Tỉnh ủy, các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh đầu tư mạnh cho các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030".
Đối với đồng bào S’tiêng, gùi không chỉ là vật dụng quan trọng, gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn là biểu tượng văn hóa. Và đan gùi là một trong những nghề truyền thống của đồng bào S’tiêng. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người S’tiêng biết đan gùi ngày càng ít và chủ yếu là người lớn tuổi. Để bảo tồn nghề truyền thống, ngày 6-3-2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận nghề đan gùi của người S’tiêng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri TP Móng Cái về việc xem xét tăng số lượng cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số Hải Sơn, Bắc Sơn vào học tại các trường dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Ninh.