Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rất cần nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách với khu vực doanh nghiệp nhà nước để đưa ra định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ; thể hiện vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Phát biểu ngày 16/8 khi làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thành tựu của Viettel góp phần khẳng định doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ, thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Hướng đến kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, sáng 10/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng Đảng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hội nghị tập trung đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước; những kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm; nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.
Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nguồn lực lớn với tổng tài sản và nguồn vốn lên tới hàng triệu tỉ đồng. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả tích cực, song vẫn có 64/676 doanh nghiệp có lỗ phát sinh và 144/676 doanh nghiệp có lỗ lũy kế.
Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nếu không tính EVN, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ của khối tập đoàn, tổng công ty ước đạt 53.256 tỉ đồng năm 2023, bằng 166% kế hoạch đặt ra.
Bộ Tài chính vừa có đề xuất sửa đổi quy định về tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn khi thua lỗ, bán cổ phần để tăng vốn khi xây dựng công trình trọng điểm. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế kiến nghị, cần đánh giá kỹ quy định này trước khi thực thi.
Khi tiến hành cải cách tiền lương (dự kiến từ 1/7/2024), lương trong doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ thay đổi so với hiện nay, trong đó sẽ quy định mức lương cơ bản dựa trên một số yếu tố.
Bà Kim Chi (Hà Nội) hỏi, công ty có lợi nhuận và năng suất lao động kế hoạch năm nay thấp hơn lợi nhuận và năng suất lao động thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý có được áp dụng theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 21/2024/NĐ-CP không?
Sáng 27/2, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước về nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện 6 tiên phong để cùng cả nước tăng tốc, bứt phá, về đích.
Thủ tướng nhắc lại chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp.
Theo phản ánh của ông Hà Ngọc Tuấn (Vĩnh Phúc), mức tiền lương cơ bản của Thành viên Hội đồng và Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP, tuy nhiên lại chưa có quy định cụ thể về mức tiền lương đối với Ban điều hành và người lao động.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hệ thống tín dụng cung ứng vốn kịp thời, hợp lý, đúng quy định cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước phải chủ động tham gia vào mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước đạt từ 8% trở lên năm 2025. Cùng với theo dõi, giám sát, Bộ Tài chính sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo động lực để khuyến khích các doanh nghiệp cống hiến.