Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, song cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất.
Việc các tỉnh phía bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng… kiểm soát, khống chế thành công dịch Covid-19, đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) yên tâm đầu tư, đẩy mạnh sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp FDI tại đây đang chủ động tăng tốc sản xuất, tích cực góp phần khôi phục, phát triển kinh tế, bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu kép đã đề ra.
Đại diện doanh nghiệp FDI cho biết, vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam; đồng thời, mong muốn Chính phủ tiếp tục ưu tiên vaccine tiêm cho người lao động và mở cửa để phục hồi sản xuất.
Tại Việt Nam, do tác động của đại dịch, một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất. Tuy nhiên, số lượng các dự án FDI quy mô trên 50 triệu USD vẫn duy trì tăng mạnh.
Sáng 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề “vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan xử lý dứt điểm theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đối với những vấn đề có thể giải quyết ngay.
Thống kê của tổ chức công đoàn, tính đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) bị cắt, giảm đơn hàng, phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động. Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI, chiếm 75%...
Dù người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu, cắt giảm nhu cầu mua sắm nhưng bước sang năm 2023 nhiều doanh nghiệp FDI đã liên tục mở rộng kế hoạch kinh doanh, rót vốn đầu tư trở lại sau dịch COVID-19.
Khi các doanh nghiệp đi đầu tư ở nước ngoài (FDI) mà nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15%, sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước sở tại. Điều này khiến hàng loạt “ông lớn” FDI tại Việt Nam như: Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn... gặp khó.
Sau 3 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt vẫn chủ yếu xuất hàng thô sang châu Âu, nhường sân cho doanh nghiệp FDI.
Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức.