Bằng sự chủ động, linh hoạt, các nhiệm vụ ngân sách của tỉnh đã được triển khai đúng kế hoạch, cơ bản đảm bảo yêu cầu đặt ra. Trong đó, chi ngân sách được tăng cường theo hướng tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, dành nguồn lực chi đầu tư phát triển, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19,…
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, để hoàn thành nhiệm vụ thu nội địa của cả năm 2021, những tháng cuối năm, tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách. Trong đó, tập trung đảm bảo các nguồn thu lớn, khai thác tốt dư địa thu trong các ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh chống thất thu ngân sách...
Trước tác động của dịch Covid-19 thời gian qua, khu vực dịch vụ có sức tăng trưởng yếu nhất trong 3 khu vực kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế 2 con số năm 2021, từ nay đến cuối năm, nhiều giải pháp đã được tỉnh triển khai để khu vực này sớm phục hồi, phát triển.
Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Quảng Ninh là một trong sáu tỉnh đầu tiên trên cả nước được lựa chọn triển khai áp dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) giai đoạn 1, từ tháng 11/2021 đến ngày 31/3/2022, theo Quyết định số 1833/QĐ-BTC ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tới tăng trưởng của cả nền kinh tế năm 2021. Điều này có tác động trực tiếp đến số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh năm nay.
Giai đoạn 2021-2026, Quảng Ninh đặt mục tiêu, thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý nợ công theo hướng đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững, tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển; đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách địa phương vững chắc, đóng vai trò chủ đạo ngân sách cấp tỉnh.