Tối 25/2, tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu tổ chức chương trình giao lưu hát then đàn tính giữa huyện Bình Liêu với Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn.
Người Tày Quảng Ninh có văn hóa đặc sắc là đón các bà then về làm nghi lễ then cầu bình an, cầu những điều tốt đẹp. Trong diễn xướng nghi lễ then cổ, lời then trực tiếp miêu tả đoàn quân then rầm rập mang lễ vật qua các bản mường trời để đến nơi cao nhất.
Khi thực hành các nghi lễ, người làm then không thể thiếu được các các nhạc cụ đàn tính, chùm xóc nhạc. Đó được coi những vật thiêng của người hành nghề then và đều mang ý nghĩa biểu tượng nhất định.
Việc phát triển diễn xướng hát then của người Tày vào phục vụ du lịch là cần thiết nhằm tăng thêm sắc màu cho du lịch địa phương. Tuy nhiên, để khai thác hát then, đưa lên sân khấu hấp dẫn du khách thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những mô hình để vận dụng sáng tạo và hiệu quả trong phát triển du lịch cộng đồng.
Ở vào tuổi 113, Nghệ nhân Ưu tú Vi Thị Mè vẫn còn khá minh mẫn để chỉ bảo những giai điệu cơ bản cho con cháu làm then cổ nhằm bảo tồn, trao truyền và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình phát triển, hát then nghi lễ của người Tày Quảng Ninh và diễn xướng chầu văn hầu đồng có khá nhiều điểm tương đồng, tác động qua lại với nhau.
Dân tộc Sán Chay ở Quảng Ninh gồm 2 nhóm Cao Lan và Sán Chỉ, sống tập trung ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và một số ít ở Đầm Hà. Trong những năm qua, đồng bào Sán Chay luôn đoàn kết, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: Tiếng nói, chữ Nôm, hát soóng cọ, trang phục dân tộc, phong tục cưới hỏi, ma chay… trong đó có múa tắc xình (còn gọi là múa cầu mùa).