Bộ Công an ban hành Hướng dẫn số 08/HD-BCA-V03 ngày 17/2/2025 phân cấp thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến khi không tổ chức Công an cấp huyện.
Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ hiện nay. Trong điều kiện giãn cách, dịch vụ công trực tuyến giúp giải quyết các TTHC thông suốt, giảm chi phí, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Đây cũng là một giải pháp quan trọng giúp tỉnh Quảng Ninh vượt "bão Covid-19", hoàn thành "mục tiêu kép” năm 2021, tăng trưởng 2 con số.
Dịch vụ công trực tuyến là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TU. Thời gian qua, các sở, ban, ngành, địa phương đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đưa kỹ năng số đến với người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đã góp phần tạo sự tiện lợi trong giải quyết thủ tục hành chính, thúc đẩy đầu tư phát triển SXKD cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC...
Cung cấp những dịch vụ công trực tuyến là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính và phát huy hiệu quả mô hình chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, dịch vụ công trực tuyến đã góp phần nâng cao hiệu quả, tạo sự tiện lợi trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Xác nhận thông tin về cư trú; đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; đăng ký biến động quyền sử dụng đất; thanh toán viện phí trực tuyến… là những dịch vụ công cần sớm được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022.
Sáng 7/4, UBND tỉnh phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, tổ chức hội nghị tập huấn về Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Là một trong những địa phương được lựa chọn thí điểm kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia, Quảng Ninh đang tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhằm giảm thời gian, chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các TTHC, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ này luôn được huyện Hải Hà chú trọng triển khai, nhất là trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện hiện nay của địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong suốt thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể.
Thực hiện nội dung này, thời gian qua, Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực trong triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu thuộc Đề án của Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06).
Trong tiến trình chuyển đổi, tỉnh tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để xây dựng cơ chế “không cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư vào địa bàn.
Để đưa dịch vụ công trực tuyến tới gần hơn với các đối tượng thụ hưởng, thời gian qua, các sở ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp cụ thể, đạt được hiệu quả thực tế.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023, ngày 18/3, tại TP Cẩm Phả, Tỉnh Đoàn phối hợp với Thành Đoàn Cẩm Phả tổ chức Ngày hoạt động cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNEID và Etx Mobile.
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực như hiện nay, chữ ký số cá nhân của công dân rất quan trọng, giúp họ có thể chủ động toàn phần thực hiện mọi hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường số.