Chung tay với ngành văn hóa, những năm qua, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhiều công trình đã ra đời sau những chuyến điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian của các hội viên. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh, về việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa các dân tộc.
Lễ hội đình Đầm Hà vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, kết hợp những nét độc đáo của diễn xướng dân gian hát nhà tơ - hát, múa cửa đình của cư dân ven biển.
Trong những năm vừa qua, các hội viên văn nghệ dân gian đã sáng tạo được những công trình văn nghệ dân gian có giá trị, tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể phục vụ đắc lực các sự kiện kinh tế chính trị của tỉnh, của đất nước.
Trong mùa xuân, các đám hát càng sôi nổi, trai gái khắp các bản làng đi hội chơi xuân, đến với lễ đại phan (mừng cơm mới, cơm to), lễ hội lớn nhất của người Sán Dìu và để được xem vũ khúc hành quang.
Đình làng là không gian văn hoá các làng xã của người Kinh dưới xuôi, đặc biệt là khu vực châu thổ đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, có một số ngôi đình rất đặc biệt nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rất cần được quan tâm nghiên cứu.
Theo kế hoạch, Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024 sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 14 đến 17/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang), TX Quảng Yên.
Trang phục dân tộc truyền thống là tri thức dân gian, yếu tố tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, góp phần giải mã văn hóa tộc người. Trang phục truyền thống cũng là mảnh ghép quan trọng thể hiện tinh hoa văn hóa, là “căn cước” văn hóa của người Dao Thanh Y.
Người Tày Quảng Ninh có văn hóa đặc sắc là đón các bà then về làm nghi lễ then cầu bình an, cầu những điều tốt đẹp. Trong diễn xướng nghi lễ then cổ, lời then trực tiếp miêu tả đoàn quân then rầm rập mang lễ vật qua các bản mường trời để đến nơi cao nhất.
Khi thực hành các nghi lễ, người làm then không thể thiếu được các các nhạc cụ đàn tính, chùm xóc nhạc. Đó được coi những vật thiêng của người hành nghề then và đều mang ý nghĩa biểu tượng nhất định.
Hát then đàn tính của người Tày Bình Liêu đang được các nghệ nhân nỗ lực lưu giữ và truyền dạy bằng nhiều hình thức thông qua các lớp tập huấn, hoạt động của các câu lạc bộ dân ca.