Quảng Ninh hiện là địa bàn phát triển sôi động, đột phá trong toàn quốc, với rất nhiều công trình, dự án có quy mô lớn được triển khai. Do vậy, nhu cầu về đất đá phục vụ cho công tác san lấp, tạo mặt bằng xây dựng là rất lớn. Chính vì vậy, nguồn đất đá thải ra từ quá trình khai thác của các mỏ thuộc ngành Than có thể tận dụng vào việc tạo mặt bằng cho các dự án, công trình triển khai trên địa bàn tỉnh.
Từ giải World Cup tại Qatar cho đến lễ hội carnival Brazil, nhiều sự kiện văn hóa, thể thao được quan tâm hàng đầu thế giới sẽ quay trở lại trong năm 2022 sau thời gian bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có trữ lượng khoảng 1,5 tỷ m3 đất, đá thải mỏ. Trung bình mỗi năm các mỏ than phát sinh hơn 100 triệu m3 đất đá thải, đang chiếm ngày càng nhiều diện tích đất và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan và sạt lở đất.
Nhiều năm qua, Quảng Ninh đẩy mạnh thực hiện hiệu quả mô hình tăng trường từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững, trong đó xác định rõ những lợi ích vô cùng lớn của kinh tế tuần hoàn...
Từ năm 2017, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã đưa hệ thống băng tải đá vào vận hành tại Công ty CP Than Cao Sơn. Sau 5 năm vận hành, hệ thống đã mang lại nhiều lợi ích cho TKV, nhất là về kinh tế và môi trường.
Chiều nay 14/3, UBND tỉnh tổ chức họp cho ý kiến về Đề án tổng thể đảm bảo nguồn vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Một trong những hướng đi quan trọng trong phát triển kinh tế tuần hoàn mà Quảng Ninh triển khai những năm qua là sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp thực hiện các dự án, công trình trọng điểm.
TX Đông Triều vừa tiến hành tái khai thác, sử dụng đất đá thải mỏ ở bãi thải Nam Tràng Bạch (phường Hoàng Quế, TX Đông Triều) vào các dự án xây dựng trên địa bàn thị xã.
Là một trong những địa phương tiên phong, TX Đông Triều đang đẩy nhanh việc tái sử dụng đất đá thải mỏ vào san lấp mặt bằng (SLMB). Từ dự án đầu tiên cuối tháng 4/2023, đến nay đất đá thải mỏ đã được sử dụng ở 6 dự án. Khối lượng đất đá thải mỏ dùng cho SLMB cũng tăng nhanh.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp cho các dự án đầu tư hạ tầng trên địa bàn, thời gian gần đây, tỉnh đã phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lên phương án sử dụng đất, đá thải mỏ làm vật liệu san lấp giải phóng mặt bằng.
Công ty CP Dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê và Công ty TNHH Thương mại S&D (Đông Triều) đã phối hợp, nghiên cứu và lắp đặt dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu đắp nền K95, K98 nhằm đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình xây dựng.
UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý và yêu cầu cơ quan liên quan cấp chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung (tại xã Hoàng Quế, TX Đông Triều), trong đó bổ sung dây chuyền chế biến chất thải rắn xây dựng, chế biến đất đá thải mỏ thành vật liệu gia cố nền móng công trình xây dựng.
Trung bình mỗi năm các mỏ than trong tỉnh đưa ra các bãi thải khoảng 150 triệu m3 đất đá; diện tích chiếm dụng hàng ngàn héc ta đất. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất đá để san lấp mặt bằng các dự án, công trình tại Quảng Ninh rất lớn, bình quân khoảng 130 triệu m3/năm.