“Mong ước của mình đó là thông qua việc làm youtuber để quảng bá những lời ca, điệu hát, trang phục, nét văn hóa của đồng bào Dao Thanh Y đến với đồng bào dân tộc khác; quảng bá cảnh đẹp quê hương và con người Tiên Yên ra mọi miền đất nước” - Đó là lời chia sẻ của Youtuber Tằng Liên, bản Nà Tứ, xã Hà Lâu (Tiên Yên).
Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn TP Móng Cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung nhiều năm qua vẫn luôn giữ gìn và lưu truyền nét bản sắc văn hóa riêng qua phong tục, tập quán như tục cưới hỏi, dân ca dân vũ, trò chơi dân gian và nếp sinh hoạt hàng ngày… Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một nét văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng riêng có.
Đám cưới truyền thống của người Dao Thanh Y trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại TP Móng Cái nói riêng với những nét độc đáo riêng có vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vẻ đẹp của cô dâu Dao Thanh Y trong ngày cưới tô điểm cho bức tranh giàu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi địa đầu Đông Bắc Tổ quốc.
Huyện Hải Hà có khoảng 11 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có đồng bào người Dao Thanh Y sống tập trung ở các xã Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thành, Quảng Minh, Quảng Thịnh.
Khác với các dân tộc khác, đồng bào Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả (TP Hạ Long) ăn Tết cuối năm từ 20 tháng Chạp năm trước đến giữa tháng Giêng năm sau. Đây là Tết to nhất trong năm như Tết nguyên đán của dân tộc Kinh. Mỗi dòng họ sẽ chọn ra một ngày đẹp để tổ chức ăn Tết họ, sau đó các gia đình mới tổ chức riêng tại nhà.
Với sự tâm huyết, tình yêu đối với các giá trị văn hóa dân gian mà cha ông để lại và không để bản sắc văn hóa của làng bản bị lãng quên theo thời gian, bà Chìu Thị Lan vẫn ngày đêm miệt mài gìn giữ nét văn hóa của dân tộc bằng sự trân trọng nâng niu. Thế hệ trẻ trong bản nói riêng và xã Quảng Sơn nói chung luôn cảm phục tấm lòng hết mình vì nền văn hóa dân tộc của bà Chìu Thị Lan, hy vọng “nghệ nhân của bản” sẽ duy trì ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống lâu dài.
Phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh có 10 dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc đều mang nét văn hóa đặc sắc riêng, trong đó văn hóa của người Dao Thanh Y được đánh giá là khá nổi bật. Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bà Trương Thị Đông ở xã Bằng Cả vẫn ngày ngày may thêu các trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y.
Bằng tình yêu, niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc nhiều nghệ nhân người dân tộc Dao Thanh Y trên địa bàn TP Hạ Long vẫn đang hằng ngày miệt mài truyền dạy cho thế hệ sau các làn điệu dân ca, cách thêu may thổ cẩm… Họ là thành phần hết sức quan trọng trong tuyên truyền cho bà con ở các bản làng, thôn, xóm để cùng chung tay bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
“Sóng Mun” là tiếng Dao Thanh Y, có nghĩa là tập trung đông người để thực hiện nghi lễ cầu bình an, may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... Đây là lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng rất cao và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con Hải Hà.
Đối với dân tộc Dao Thanh Y nói riêng và người Dao ở Bình Liêu nói chung lễ cấp sắc (hay còn gọi là lễ đặt tên âm) là một nghi lễ quan trọng, thể hiện khát vọng của đồng bào về một cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc.
Khi bánh xe thời gian quay đều về những ngày cuối năm và chuẩn bị cho một năm mới đang tới cũng là thời điểm người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, TP Hạ Long) nô nức chuẩn bị những công việc để tổ chức 2 lễ hội lớn và trang trọng nhất năm của cộng đồng người Dao nơi đây: Lễ cuối năm và hội làng đầu năm.
Nằm tại bản Mố Kiệc, xã Quảng Sơn, khá xa với trung tâm huyện Hải Hà thế nhưng khi hỏi nhà của bà Chìu Thị Lan bà con trong thôn, bản và nhiều người trong huyện đều biết.
Ngày 26/1, Ban Chỉ huy quân sự TP Hạ Long đã phối hợp với Công an thành phố hỗ trợ xã Bằng Cả lắp đặt công trình hệ thống chiếu sáng và trồng hoa dọc tuyến đường vào Khu Bảo tồn văn hoá người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, TP Hạ Long).
Xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) có đông người dân tộc Dao Thanh Y sinh sống. Đặc biệt người Dao Thượng Yên Công còn gìn giữ, phát huy các nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình đến ngày nay.