Chiều ngày 5/5, ngay sau khi có thông tin xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sinh sống trên địa bàn thành phố Hạ Long, các lực lượng chức năng của thành phố đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khoanh vùng, đập dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa gửi thư biểu dương, động viên các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế đang ngày đêm ra sức cùng cả nước phòng, chống dịch COVID-19.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 17/5/2021 “Về phát triển bền vững kinh tế -xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngay sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", được ban hành, các cấp ủy trong tỉnh đã triển khai học tập, quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp nhằm đưa Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho hàng nghìn hộ dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, nhất là tại khu vực khó khăn trên địa bàn tỉnh có nguồn vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021- 2025, Quảng Ninh có 56 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phân bố ở 11/13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh (trừ TX Quảng Yên và huyện Cô Tô). Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới ở các xã này có nhiều bước chuyển đáng kể.
Quảng Ninh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với đa dạng nền văn hóa. Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc sắc, đặc trưng riêng và ngày càng được phát huy. Để có kết quả đó, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng trong giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp đồng bộ để bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần quan trọng để Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, trong đó việc đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, giảm chênh lệch vùng miền được quan tâm hàng đầu
“Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc”. Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 7/4/2022 đã khẳng định những bứt phá và tăng tốc phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua.
Tỉnh Quảng Ninh có 22 dân tộc cùng sinh sống tại 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó nhiều dân tộc như Tày, Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y, Sán Chỉ... tập trung tại các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Móng Cái, vẫn giữ được những nét bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là trên những bộ trang phục. Mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau, in dấu truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc.
Sống trên đất “nghìn tỷ”, người dân vùng đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc cũng đã được hưởng những thành quả bao trùm của sự phát triển, nhất là người dân sinh sống ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo đã và đang được trực tiếp thụ hưởng những chinh sách đi trước, vượt trội.
Sau nhiều năm kiên trì thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bèn vững, tỉnh Quảng Ninh đã gặt hái rất nhiều “trái ngọt”. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Những vùng đất nghèo khó mà chúng tôi đã từng đi qua nay hiện hữu sự đổi thay tích cực, chúng tôi được chung vui với bà con vùng đồng bào DTTS và tin tưởng vào ngày mai thêm tươi sáng.
Hành trình giảm nghèo của Quảng Ninh thuận lợi ít, gian nan vất vả không kể siết, song với quyết tâm lớn, nỗ lực, kiên trì của cả hệ thống chính trị, hiện thực hóa bằng những chính sách, nghị quyết hợp lòng dân, vì nhân dân đã và đang dẫn đường, làm bàn đạp quan trọng để thay đổi diện mạo khu vực khó, vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh.