Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ VHTTDL đã tổng kết và hiện đang trình Chính phủ ban hành một chiến lược mới về công nghiệp văn hóa theo hướng có trọng tâm trọng điểm, trong đó phát huy tối đa những lợi thế của các ngành có tiềm năng đóng góp cho công nghiệp văn hóa chứ không phải khu trú lại.
Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết khi công nghiệp văn hóa đang giúp nhiều quốc gia kiếm tiền như vũ bão.
Tiềm năng và lợi thế của ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam rất lớn, nên việc phát triển và khai thác tốt công nghiệp văn hóa có thể mang lại những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Ninh vừa tiến hành chạy thử nghiệm chương trình ca múa nhạc và kịch phục vụ du lịch. Chương trình đã nhận được một số góp ý tích cực của người xem từ góc độ sản phẩm nghệ thuật thu hút du khách.
Để thu hút được những nhóm nhạc, nghệ sĩ, ngôi sao hay đoàn phim khắp thế giới đổ về đây, chúng ta cần đến những chính sách hỗ trợ, cần chiến lược bài bản, cần chủ động chào mời, cần tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng... Từ đó, sẽ tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Việt Nam bứt phá.
Vụ Phimmoi.net kéo dài 13 năm, vụ kiện bài thơ Gánh mẹ bốn năm, phim Cô Ba Sài Gòn bị rò rỉ ngay ngày ra mắt. Doanh nghiệp làm công nghiệp văn hóa đau đáu vì bản quyền sở hữu trí tuệ.
Sở hữu nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên cùng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, độc đáo, Quảng Ninh đang trong tiến trình xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa thích ứng với những bước phát triển mới của thời đại.
Là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, Quảng Ninh hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, đồng thời là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam với truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”. Vì vậy, Quảng Ninh có nhiều lợi thế thế về “vốn văn hóa” để phát triển các sản phẩm dịch vụ gắn với ngành công nghiệp văn hóa.
Theo Thủ tướng, cần sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa "sáng tạo-bản sắc-độc đáo-chuyên nghiệp-cạnh tranh."
Chiều 4/1 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy đã chủ trì buổi làm việc về xây dựng Đề án thí điểm phát triển công nghiệp văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh.
Trong tất cả các giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.
Sáng 15/4, tại TP Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp với Tỉnh uỷ Quảng Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng "Văn học nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo lý luận phê bình và quảng bá".
Chiều 17/4, tại TP Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp với Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã tổ chức bế mạc lớp bồi dưỡng "Văn học nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo lý luận phê bình và quảng bá".
Là một vùng đất giàu bản sắc văn hoá với 3 không gian văn hoá gồm núi đồi, đồng bằng và biển đảo, Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mang thương hiệu Quảng Ninh. Nhờ nhận diện rõ tiềm năng, thế mạnh này, thời gian qua, những giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh đã được chọn lọc, sáng tạo hình thành nên ngành công nghiệp văn hóa Quảng Ninh và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.