Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu nói chung, trong nước nói riêng. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề, toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, cuộc sống của người dân. Quảng Ninh cũng không ngoại lệ, 6 tháng qua, tỉnh trải qua 2 đợt dịch, đã tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP của tỉnh đạt 15%; đến năm 2030 đạt 20%. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, giảm dần những ngành lệ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, có tác động lớn đến môi trường và thúc đẩy các ngành có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường.
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị kinh tế các ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 20% và giảm 50% tổn thất sau thu hoạch so với hiện nay. Để đạt được điều này, một trong những giải pháp quan trọng là tạo sự liên kết sản xuất và chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm và xác lập vị trí trên thị trường.
Với kinh nghiệm vượt khó 2 năm qua, Quảng Ninh tiếp tục đặt cho mình những mục tiêu cao hơn cho năm mới 2022 dù vẫn biết phía trước còn nhiều thách thức phải vượt qua.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực mới cho nền kinh tế với mức tăng trưởng năm 2021 đạt 32,19%, đóng góp 3,36 điểm % tăng trưởng, chiếm tỷ trọng 11,9% trong GRDP.
Thực hiện Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, lĩnh vực này đã có sự bứt phá mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng mới của cả nền kinh tế.
Theo các chuyên gia kinh tế, Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển mạnh mẽ, vượt trội ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm của ngành này đóng góp vào GRDP của tỉnh giai đoạn trước lại chưa tương xứng. Để thực sự đưa công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực mới của tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã và đang định hướng, triển khai nhiều giải pháp tổng thể, chiến lược, đồng bộ, với quyết tâm chính trị cao…
Để tạo sự bứt phá và lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn mới, ngay đầu của nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU "Về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030".
Đến nay, sau 2 năm triển khai thực hiện, ngành công nghiệp CBCT đã đạt được những bước phát triển đột phá, thực sự trở thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế của tỉnh.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CNCBCT) được Quảng Ninh chú trọng, tập trung xúc tiến, thu hút đầu tư, bước đầu đạt những kết quả ấn tượng.
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 01, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan, ngày càng khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, cùng với đó là luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc với phương châm phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng chính là phát triển của tỉnh, Quảng Ninh đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, quyết định đầu tư trên địa bàn.
Mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức ngay từ đầu năm, thế nhưng năm 2023 với những nỗ lực cao, quyết tâm lớn, sự đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong chỉ đạo, điều hành, Quảng Ninh đã đạt được những thành tích vô cùng ấn tượng.
Những năm qua, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là động lực mới dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Minh chứng là từ khi Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Tỉnh uỷ về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành, lĩnh vực này đã đóng góp tích cực, bền vững cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.
Là thành phố nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, thuộc trung tâm tam giác kinh tế động lực phía Bắc, Uông Bí là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh với 10 đơn vị hành chính cấp xã (09 phường, 01 xã), 100 thôn, khu phố; tổng diện tích tự nhiên 255,46 km2, dân số 175.232 người (bao gồm cả dân số quy đổi); là địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt; có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, mang nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng.