Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nắm bắt nhanh thông tin, hỗ trợ hoạt động truy vết, khoanh vùng và xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã góp phần quan trọng giúp Quảng Ninh luôn chủ động trong mọi tình huống. Người dân trong tỉnh ngày càng quan tâm sử dụng thường xuyên các ứng dụng CNTT để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình trước nguy cơ dịch bệnh.
Theo thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa tháng 6/2021 có 44 tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, chiếm khoảng 70% địa phương trên cả nước.
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, bảo vệ rừng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Quảng Ninh được các bộ, ngành Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ghi nhận là một trong những địa phương đi đầu trong công tác CCHC. Có được thành công này là do những nỗ lực của tỉnh trong đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây cũng là nền tảng quan trọng để tỉnh từng bước xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), hướng tới xây dựng chính quyền số.
Trong các đợt dịch Covid-19, các địa phương tiếp giáp Quảng Ninh như Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng… đều có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên đến nay, Quảng Ninh đang giữ được địa bàn an toàn nhờ việc chặn đứng đường lây, khoá chặt các ca bệnh, kiểm soát chặt địa bàn.
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nói riêng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Quảng Ninh.
Cùng với mục tiêu hoàn thành tiêm vaccine mũi 2 cho 100% đối tượng tiêm chủng, Quảng Ninh đã chủ động triển khai thực hiện từ sớm và đang phấn đấu là địa phương đi đầu việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ chính thức được thực hiện, những hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch của tỉnh càng được phát huy tích cực hơn.
Chuyển đổi số đã và đang diễn ra nhanh chóng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực trở thành xu hướng tất yếu của sự phát triển. Không nằm ngoài tiến trình đó, thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã và đang tích cực triển khai chuyển đổi số, tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện dịch vụ phục vụ khách hàng.
Cùng với việc nỗ lực nhanh chóng hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 100% đối tượng thuộc diện chỉ định tiêm chủng, một trong những yếu tố giúp Quảng Ninh đã và đang tiếp tục thích ứng an toàn và kiểm soát tốt tình hình diễn biến của dịch bệnh là việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong phòng, chống dịch Covid-19.
Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), giảm bớt thời gian làm thủ tục tại các cơ sở khám, chữa bệnh luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Y tế Quảng Ninh quan tâm thực hiện.
Chiều 25/11, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Phạm Đức Long làm trưởng đoàn về tình hình ứng dụng và phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT), phát triển doanh nghiệp số và kinh tế số tại Quảng Ninh.
Thời gian qua, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế của Quảng Ninh đã có những chuyển biến rõ nét, góp phần không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh nổi trội.
UBND Huyện Ba Chẽ đã thực hiện dự án "Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo lũ trên sông Ba Chẽ” với mục tiêu xây dựng một hệ thống đồng bộ bao gồm các trạm đo mưa, lũ và phần mềm tin học. Hệ thống dễ vận hành, thời gian tính toán nhanh chóng, không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên ngành của người sử dụng cũng như không phải thuê/mua các phần mềm dự báo cảnh báo lũ thương mại với chi phí cao. Đồng thời vẫn đảm bảo độ chính xác cao, hệ thống cảnh báo, dự báo lũ cho lưu vực sông Ba Chẽ.
Tạp chí Afar của Mỹ đã giới thiệu đến độc giả toàn cầu nhiều điểm đến tại châu Á như Sri Lanka, Singapore, Đài Loan... trong đó có Phong Nha (Quảng Bình, Việt Nam).