Theo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình này giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2024-2025, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tiếp tục phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của Quốc gia.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Là địa bàn có 67 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; tỉnh Quảng Ninh bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của nhân dân. Bằng nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, sau 3 năm thực hiện, vùng đồng bào DTTS, miền núi của tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt, đổi thay từ diện mạo nông thôn đến đời sống người dân.
Sáng 17/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành để rà soát tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Sáng 21/4, đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021-2025.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 11, sáng 13/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Công điện số 501/CĐ-TTg ngày 10/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện 698/CĐ-TTg ngày 4/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Chiều 18/10, Ban Chỉ đạo TW các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tổ chức Hội nghị với 63 tỉnh, thành về kết quả thực hiện các chương trình giải ngân vốn đầu tư công đến cuối năm nay.
Chiều 17/12, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” được tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh đã thành công tốt đẹp.
Các địa phương phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2023 và số vốn năm 2022 được kéo dài thời hạn giải ngân sang năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới cách thức triển khai Chương trình theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị, thiết kế quy trình, thủ tục thông thoáng phù hợp điều kiện thực tiễn và đặc thù của tỉnh theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh đẩy tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục phát hiện, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ đề ra.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 22/6, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia, với 476/482 phiếu tán thành (tương đương 96,36% tổng số đại biểu Quốc hội)