Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết mọi việc đang diễn ra theo đúng kế hoạch tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt Moskva của phương Tây giống như một lời tuyên chiến.
Ngày 13/3, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng Nga có thể vỡ nợ do hậu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt sau khi Moskva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, nhưng điều này sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Moskva yêu cầu Kiev giữ quy chế trung lập và không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong số các vấn đề khác có việc Ukraine giải trừ quân bị và bảo vệ tiếng Nga ở Ukraine.
Trang tin châu Âu Euractiv.com dẫn lời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov ngày 1/4 cho biết, Moskva sẽ tăng cường sử dụng các đồng tiền không phải của phương Tây để giao dịch với các nước như Ấn Độ.
Theo hãng tin TASS của Nga, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết lực lượng không quân tác chiến-chiến thuật của Lực lượng hàng không-vũ trụ Nga đã mở cuộc tấn công nhằm vào 84 mục tiêu quân sự của Ukraine, trong đó phá hủy một nhà máy sửa chữa tổ hợp tên lửa Tochka-U ở thành phố Dnipro, miền Đông Ukraine.
Theo các hãng tin phương Tây, cuộc xung đột Nga-Ukraine đang chuyển hướng từ những đô thị đông dân cư sang khu vực Đông Nam thuộc vùng Donbass với những đồng bằng rộng lớn.
Hôm 1/6, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Andrey Kartapolov tuyên bố Chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine có thể kết thúc nếu Kiev đồng ý đàm phán.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marcin Przydacz cho biết sẽ kêu gọi áp dụng gói trừng phạt thứ 7 của EU đối với Nga, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu công nghệ.
Theo báo Deutsche Welle (Đức), mới đây Ủy ban châu Âu đã trao tư cách "ứng cử viên" cho Ukraine gia nhập EU. Chỉ hơn ba tháng sau khi xung đột với Nga nổ ra, Ukraine đã vượt qua rào cản đầu tiên trên con đường trở thành thành viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để Ukraine là một thành viên đầy đủ trong EU.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ủy viên Nội vụ châu Âu Ylva Johansson ngày 11/7 cho biết khoảng 3,7 triệu người tị nạn Ukraine đã yêu cầu bảo hộ tạm thời ở Liên minh châu Âu (EU), trong khi 3 triệu người khác đã trở về nhà.