Trong 6 tháng đầu năm, “bức tranh” sản xuất của ngành công nghiệp có nhiều gam màu sáng với những tín hiệu tích cực từ một số ngành mũi nhọn, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đạt tăng trưởng cao đã bù đắp cho ngành du lịch, dịch vụ chưa kịp phục hồi và ngành khai khoáng bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KT-XH của tỉnh, tuy nhiên với quyết tâm cao, Quảng Ninh đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án, kịch bản và đưa ra quyết sách đúng, trúng để vừa chống dịch hiệu quả, vừa giữ đà tăng trưởng kinh tế trong trạng thái bình thường mới, “kiên định” mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số.
Sau 1 năm triển khai, nghị quyết đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, khẳng định hiệu quả, tạo ra lực đẩy mạnh mẽ để công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh phát triển nhanh, mạnh, bền vững, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của tỉnh.
Tháng 11/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ 2020-2025 - Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Đây là chủ trương, quyết sách đúng đắn để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh bứt phá, phát triển nhanh, mạnh, bền vững.
Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP của tỉnh đạt 15% và tăng trưởng lên 30% vào năm 2030. Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, tỉnh đã và đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, giảm dần lệ thuộc vào tài nguyên khoáng sản, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường.
Ngày 22/2, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy có buổi làm việc với BTV Huyện ủy Hải Hà về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; nhiệm vụ công tác năm 2021; tình hình triển khai các nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.
Hiệu quả phát triển thương mại điện tử đã được chứng minh trong suốt gần 2 năm qua khi thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn Quảng Ninh. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng nhiệt tình từ doanh nghiệp, các giải pháp phát triển thương mại điện tử ngày càng sáng tạo, hiệu quả, đem lại lợi ích thực chất cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Bước sang năm 2022, với tinh thần chủ động, quyết liệt, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương, tỉnh vẫn giữ vững địa bàn “vùng xanh an toàn”, kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện toàn tỉnh đang quyết liệt triển khai các giải pháp để giữ vững đà tăng trưởng đã tạo lập được trong giai đoạn trước.
Những tháng đầu năm 2022, ngành công nghiệp Quảng Ninh trên đà phát triển mạnh mẽ. Nhiều chỉ số sản xuất công nghiệp đến hết tháng 4 tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2021. Ngành công nghiệp đang trở thành ngành kinh tế chủ lực, "bệ đỡ" cho nền kinh tế của tỉnh trong bối cảnh ngành dịch vụ, du lịch mới đang trên đà phục hồi.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đạt được những bước phát triển đột phá, thực sự trở thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI năm 2022 của tỉnh chưa đạt mục tiêu đề ra. Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại gây ra thực trạng trên, các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh đã đề xuất và đang triển khai nhiều giải pháp gỡ “điểm nghẽn” trong công tác thu hút đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo được ví như xương sống của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng phát triển bền vững. Xác định rõ điều này, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã luôn quan tâm, chú trọng, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này và đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Hiện tỉnh Quảng Ninh tập trung phát triển ngành công nghiệp CBCT với cơ cấu hợp lý, có khả năng cạnh tranh và hướng tới thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch trong sản xuất.
Sáng 28/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng chủ trì cuộc họp đánh giá về công tác thu ngân sách nhà nước và xúc tiến, thu hút đầu tư FDI, công nghiệp chế biến, chế tạo trong 6 tháng đầu năm và triển khai các giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2023.
3,13 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thu hút trong năm 2023 là kết quả xứng đáng, phản ánh đúng sự cố gắng, nỗ lực của của tỉnh trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kêu gọi và xúc tiến đầu tư trong thời gian qua. Không sớm tự thỏa mãn với thành tựu đã đạt được, tỉnh hiện đang tiếp tục kiên định chiến lược xúc tiến đầu tư FDI có trọng tâm, trọng điểm, nỗ lực để thực sự trở thành “thủ phủ” mới của dòng vốn ngoại vào Việt Nam.