Công nghiệp chế biến, chế tạo được Quảng Ninh xác định động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trong giai đoạn tới. Đây cũng là lý do, ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành nghị quyết đầu tiên (Nghị quyết 01-NQ/TU) về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Quảng Ninh là một trong những địa phương có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực thủy sản nhờ vùng nuôi lớn, an toàn về thời tiết khí hậu, kỹ thuật nuôi tốt, đáp ứng yêu cầu về sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thời gian qua, thủy sản của Quảng Ninh đã phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là trong khâu tiêu thụ. Hiện tỉnh đã và đang tìm nhiều định hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản bền vững, lâu dài.
Ngày 1/7, Thường trực Bộ phận Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản (trực thuộc Japan Desk Quảng Ninh) đã tổ chức buổi làm việc trực tuyến với JETRO Hà Nội về công tác tổ chức hội nghị trực tuyến Xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản về lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, logistics tại Quảng Ninh năm 2021.
Với địa bàn an toàn, ổn định, Quảng Ninh đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tiếp tục là điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt cao (8,02%), đứng thứ 4 so với các tỉnh, thành trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Mặc dù phải chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo TX Đông Triều đã có sự tăng trưởng ấn tượng, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của địa phương. Tính riêng từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn ước đạt trên 6,4 nghìn tỷ, chiếm 94% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và bằng 110 % so với cùng kỳ.
Từ đầu năm 2021 đến nay, trong khi khu vực dịch vụ của tỉnh hoạt động cầm chừng, thậm chí có giai đoạn “đóng băng” ở ngành du lịch; hay khu vực nông nghiệp có tăng trưởng nhưng không cao; thì công nghiệp lại có tăng trưởng nhảy vọt. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đặc biệt sôi động.
Từ đầu năm 2021 đến nay, trong khi khu vực dịch vụ của tỉnh hoạt động cầm chừng, thậm chí có giai đoạn “đóng băng” ở ngành du lịch; hay khu vực nông nghiệp có tăng trưởng nhưng không cao; thì công nghiệp lại có tăng trưởng nhảy vọt.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Ninh đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển KT-XH. Đây là thành quả cả quá trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng của tỉnh trong suốt giai đoạn hơn 10 năm qua khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.
Quảng Ninh vừa đón tin vui khi Công ty TNHH Công nghệ Jinko Solar (Việt Nam) quyết định đầu tư thêm Dự án Công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam tại Khu Công nghiệp Sông Khoai, TX Quảng Yên.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Cẩm Phả lần thứ 23, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, trong đó, công nghiệp đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của thành phố.
Do được thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất than vàng biển bạc Quảng Ninh có nguồn hải sản vô cùng trù phú, đa dạng. Đặc biệt là cua biển. Đây là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, thịt cua tươi ngọt, đậm đà được rất nhiều người yêu thích. Từ thịt cua chúng ta có thể chế biến ra được nhiều món ăn thơm ngon, như cua rang me, cua rang muối, cua hấp bia,… Trong đó, cua om miến có cách làm không quá phức tạp nhưng lại có hương vị hấp dẫn, lôi cuốn
Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với nông, lâm, thuỷ sản vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đây là thực phẩm chiếm tới 90% lượng tiêu thụ hằng ngày. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 34.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được Quảng Ninh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, là một trong ba trụ cột chính của nền công nghiệp.
Mặc dù chịu tác động không nhỏ của đại dịch toàn cầu Covid-19, tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt, linh hoạt, thích ứng để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp. Vì vậy việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nói chung và công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng vẫn đạt được những kết quả ấn tượng. Qua đó đã góp phần vào hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.