Với hình thức này, khách hàng phải thực hiện thêm xác thực khuôn mặt, vân tay khi dùng thẻ căn cước công dân gắn chip để rút tiền tại ATM, giúp mức độ bảo mật được tăng lên nhiều lần.
Từ ngày 1/7/2021, Luật Cư trú có hiệu lực. Rất nhiều người dân đã làm Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử. Tuy nhiên đến nay mới có một số người được nhận CCCD, khiến các hoạt động dân sự, giao dịch, khai báo tạm trú, tạm vắng bị ảnh hưởng.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp Công an TP Hà Nội, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Ban quản lý sân vận động Quốc gia Mỹ Đình triển khai thực hiện ứng dụng sử dụng thẻ CCCD gắn chip để kiểm soát khán giả vào sân vận động trong trận Việt Nam - Nhật Bản ngày 11/11.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bản giấy sẽ được thay thế bằng dữ liệu điện tử tích hợp trên căn cước công dân gắn chip. Những ngày này, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, Công an các đơn vị địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, cấp bổ sung CCCD gắn chíp cho công dân.
Với thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip có tích hợp đầy đủ thông tin, người dân giảm tối đa được thời gian, thủ tục khi đi khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác.
Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử, bắt đầu từ ngày 20/10/2022, công dân Việt Nam chính thức được sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện một số giao dịch hành chính, dân sự. Để góp phần cùng toàn tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số, Công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã đồng loạt triển khai cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân.
Từ tháng 3/2022 đến nay, cả nước đã có hơn 3,8 triệu lượt người sử dụng căn cước công dân gắn chip thay cho thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh.
Bộ Công an cho biết, tài khoản định danh điện tử được xác thực thông tin trên môi trường điện tử (khác biệt với thẻ CCCD vật lý), giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được đảm bảo của Bộ Công an, nhất là dịch vụ công trực tuyến.
Những ngày cuối cùng của năm 2022, cũng là những ngày cuối của đợt cao điểm “90 ngày đêm”, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VneID, đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên điện thoại thông minh, lực lượng Công an các đơn vị địa phương vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, cấp bổ sung CCCD gắn chíp cho công dân.
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip với mức độ bảo mật cao, tích hợp nhiều dữ liệu cá nhân. Những ưu việt mà CCCD gắn chíp mang lại đã và đang phát huy hiệu quả, đem đến nhiều tiện ích cho người dân.
Những năm gần đây, Quảng Ninh khẳng định là điểm sáng trên toàn quốc về chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực. Trong đó, đã chủ động và có nhiều cách làm sáng tạo, đảm bảo thực chất, cung cấp các tiện ích cụ thể trong việc triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nói chung và các mô hình điểm Đề án 06 nói riêng trên địa bàn.