TP Hạ Long có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều dự án động lực đang triển khai. Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng công trình dân dụng cũng rất lớn. Việc dự trữ vật liệu xây dựng để cung cấp cho các dự án, công trình là nhu cầu cấp thiết.
Xác định yếu tố con người quyết định sự thành công trong công việc, thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu (HQCK) cảng Cẩm Phả đã triển khai đồng bộ các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC của đơn vị.
Thời gian qua, các cảng biển trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Quảng Ninh (Sở Y tế) trong việc triển khai tích cực, quyết liệt công tác phòng, chống Covid-19.
Ngư dân huyện Đầm Hà đã nhiều lần kiến nghị các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo triển khai nạo vét luồng vào cảng Đầm Buôn để thuận lợi lưu thông hàng hóa, là nơi tránh trú bão an toàn cho tàu, thuyền.
Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo vệ cửa khẩu trong tình hình mới, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Hòn Gai đã tích cực triển khai các giải pháp quản lý, duy trì hoạt động của hệ thống cửa khẩu, cảng biển do đơn vị quản lý.
Thời gian qua, các tuyến đường thủy là một trong những khu vực TP Uông Bí chú trọng kiểm soát, tránh phát sinh các trường hợp người dân thâm nhập từ vùng khác vào địa phương mà không được kiểm soát.
Quảng Ninh có bờ biển dài trên 250km với ngư trường khai thác rộng lớn, trên 8.000 phương tiện đánh bắt thủy sản xa bờ. Những năm gần đây, trước diễn biến thiên tai ngày càng khó lường, Quảng Ninh đã quan tâm dành nguồn ngân sách để xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão đảm bảo an toàn cho các phương tiện khai thác thủy sản. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Những năm qua, Đồn BP cửa khẩu cảng Vạn Gia đã đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển thông qua các mô hình: tổ tự quản tàu thuyền, tổ ngư trường bến bãi và tổ tự quản an ninh trật tự.
Năm 2021, dịch bệnh Covid – 19 bùng phát, tác động đến hầu hết nền kinh tế, khiến sản lượng hàng hóa qua các cảng biển của Quảng Ninh tụt giảm nhưng số lượng tàu biển lại tăng gần 10% so với trước đây. Có được kết quả đó trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực cảng biển.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Nghị định số 54/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Để tạo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút các dự án đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển trong các KCN, KKT trên địa bàn.
Năm 2022, giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) không chỉ thích ứng an toàn, linh hoạt, nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng sau chuỗi đứt gãy cung ứng.
Hệ thống cảng, bến tại huyện đảo Cô Tô hiện quá tải, xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và tàu, thuyền khi vào cảng, bến. Đây là nội dung mà nhiều cử tri của huyện quan tâm đề nghị tỉnh xem xét, bố trí nguồn lực xây dựng cảng Cô Tô và cảng tại các xã đảo.
Sau 3 tháng đưa vào khai thác, trung bình mỗi ngày, Cảng cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn) đón gần 2.000 lượt khách ra các tuyến đảo. Cảng trở thành cửa ngõ giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch biển và tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân và du khách.