Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc cải cách tiền lương nhất quyết phải thực hiện vào 1/7/2022, tất cả các cơ chế đặc thù phải được bãi bỏ.
Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024).
Theo Thông tư số 47/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp, theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Cử tri kiến nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và tình hình tăng giá, tránh tình trạng việc rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng.
Trong lộ trình cải cách tiền lương phải xác định mức tiền lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu. Nguyên tắc trả lương phải đảm bảo người đi làm ngoài nuôi mình, cần nuôi được gần thêm một người nữa. Như vậy họ mới đủ tiền để còn nuôi con, nuôi cha mẹ đã về già.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đang xây dựng bảng lương mới để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Bạn đọc Ánh Dương hỏi: Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, những khoản phụ cấp như kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực... còn được tính không?
Một trong những điểm chính khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Sáng nay, 14/10, trả lời kiến nghị của cử tri tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi cải cách chính sách tiền lương, mỗi năm mức lương sẽ được tăng thêm để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương vẫn có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo đề xuất của Chính phủ và theo như tinh thần nêu tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.
Một vấn đề bạn đọc quan tâm là khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 sẽ tiến hành bỏ một số loại phụ cấp. Việc bãi bỏ một số loại phụ cấp này có làm giảm lương của các đối tượng cải cách tiền lương, trong đó có viên chức hay không?
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự toán chi cải cách tiền lương của ngân sách trung ương năm 2024 khoảng 48-49 nghìn tỷ đồng, trong khi dự toán chi cải cách tiền lương của ngân sách địa phương là 6,4 nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ. Trong đó, đáng chú ý là nội dung về cải cách tiền lương.
Khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cách tính lương của giáo viên mầm non sẽ thay đổi, đồng thời bị bãi bỏ một số khoản phụ cấp và khoản chi ngoài lương khác.