Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng đến giá cả thị trường, Bộ Tài chính có công văn đề nghị địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả.
Từ đầu năm đến nay, giá nhiều loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, cá biệt như mặt hàng phân bón tăng từ 8 đến hơn 70%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu toàn cầu có thể bị đứt gãy, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp để tránh nạn đầu cơ, trục lợi.
Tầm 2 tuần trở lại đây, giá rau xanh tại các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng mạnh, thậm chí có những loại rau đã tăng giá gấp đôi gấp ba so với trước. Thực trạng này xảy ra do khá nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nguyên nhân khách quan. Cả các tiểu thương và người tiêu dùng đều bày tỏ mong muốn giá rau xanh sớm quay trở lại bình thường. Phản ánh của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn TP Hạ Long.
Nhờ các đơn vị và doanh nghiệp chủ động nguồn hàng từ sớm nên đến thời điểm hiện tại, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, chưa có hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Để tiếp tục giữ vững ổn định thị trường, ngay sau nghỉ Tết Nguyên đán 2022, Cục QLTT tỉnh chỉ đạo các đơn vị tích cực theo dõi tình hình, diễn biến thị trường, hàng hóa; có kế hoạch, phương án và biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp, kiểm soát lạm phát.
Ngày 25/2, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 2 tháng, đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc, qua đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong công tác điều hành giá 10 tháng còn lại của năm 2022.
Sáng 13/1, Tại Trung tâm tổ chức Hội nghị Tỉnh, Trung tâm Truyền thông Tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm ra đời báo Than (1928 - 2023), 60 năm Báo Quảng Ninh ra số đầu (1964 - 2024), 40 năm phát sóng truyền hình Quảng Ninh (1983 - 2023), 5 năm thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh (2019 - 2024).
Xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về ảnh hưởng của biến động giá nhiên, vật liệu xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông.
Dù sức mua giảm 20 - 30% nhưng do chi phí sản xuất tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng giá bán đối với nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế sau nhiều năm thi hành. Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách về bình ổn giá cần được hoàn thiện theo hướng linh hoạt trong các tình huống.
Dù chịu áp lực về giá xăng dầu thế nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ vẫn đang tìm các giải pháp để thị trường không thiết lập mặt bằng giá mới, đồng thời tích cực khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.