Thời gian qua, Đội QLTT số 3 (Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô) đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không đảm bảo VSATTP; giữ ổn định giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo cung cầu thị trường.
Báo cáo nhanh của Bộ Tài chính gửi Chính phủ về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cho biết, trong tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá một số hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu sẽ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết; giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng.
Trước sức ép từ biến động giá xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu cũng đang có xu hướng tăng trong những ngày qua. Tuy nhiên, theo bạn đọc phản ánh, hiện đang có tình trạng "té nước theo mưa", lợi dụng tăng giá bất hợp lý, gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
Để giữ vững ổn định thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán năm 2023, Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý, điều hành cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, giá cả thị trường.
Giới phân tích cho rằng, trạng thái nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khá trầm lắng và khó dự báo, đặc biệt đối với thị trường bất động sản và thị trường xuất khẩu (do kinh tế thế giới đang tăng trưởng thấp nên đơn hàng không nhiều).
Với các giải pháp quyết liệt, phù hợp, 6 tháng đầu năm 2023 Cục QLTT đã hoàn thành 74% kế hoạch năm. Qua đó góp phần bình ổn thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà sản xuất, người tiêu dùng.
Bộ Công Thương mới ban hành chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tại Công điện số 1426/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước, khẩn trương thực hiện các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng.
Để ổn định trường vàng, Văn phòng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ thị trường này.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24, cùng với việc áp dụng các công cụ quản lý nhà nước để đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới.
Gần 1 tháng kể từ khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, lương hưu tăng 15%, lương tối thiểu vùng cũng tăng từ 200.000 lên 280.000 đồng, thị trường sau tăng lương không có nhiều biến động, giá cả được giữ ở mức khá ổn định. Hiện, ngành Công thương Quảng Ninh đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đảm bảo kiểm soát và bình ổn thị trường.
Cùng với các hoạt động tái thiết, phục hồi sau bão số 3, trong dịp cuối năm, nhu cầu hàng hoá có xu hướng gia tăng. Do đó, việc đảm bảo thị trường hàng hoá tiêu dùng, nhất là lương thực, thực phẩm, luôn dồi dào, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, tăng giá bất thường, được các ngành, đơn vị cung ứng trong tỉnh chủ động triển khai.
Cứ vào dịp cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán. Nhằm bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, chủ động kiểm soát, điều tiết giá các mặt hàng, đòi hỏi các ngành chức năng cần tích cực triển khai nhiều giải pháp.