Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021- 2025, Quảng Ninh có 56 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phân bố ở 11/13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh (trừ TX Quảng Yên và huyện Cô Tô). Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới ở các xã này có nhiều bước chuyển đáng kể.
Những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm thực hiện, với nhiều kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực.
Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực giới; tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bình đẳng giới; đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về hậu quả của bạo lực trong gia đình và xây dựng, triển khai các mô hình, dịch vụ hiệu quả về phòng ngừa ứng phó với bạo lực.
Hơn 1 năm nay, dịch Covid-19 đã làm thay đổi cả thế giới. Tôi cũng vậy, từ một bác sĩ làm việc ở Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Phổi Quảng Ninh, tôi được điều động công tác ở Bệnh viện số 2 - nơi tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân mắc SARS-CoV-2.
Đúng 9 giờ 15 phút sáng 8/9 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Đoàn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quân sự Melsbrock (BRUMIL), Thủ đô Brussels, bắt đầu chuyến thăm, làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Liên minh châu Âu (EU), thực hiện một số hoạt động song phương tại Vương quốc Bỉ.
Theo Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đề ra là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Ninh đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật nhờ những cách làm riêng, sáng tạo. Thành công này đã thực sự tạo ra bước đột phá lịch sử, làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh, đồng thời là động lực để Quảng Ninh hoàn thành NTM trong năm 2022, tiến tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại vào năm 2025.
Thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ học tập, lao động sáng tạo; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh.
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát theo hướng toàn diện, chất lượng, hiệu quả. Qua đó góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Sáng 17/9, Hội LHPN tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ năng giám sát và đề xuất chính sách thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ cho nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ được các cấp, ngành trong tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được đưa vào các nghị quyết, chính sách phát triển của địa phương. Qua đó, nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Thời gian qua Chi cục DS-KHHGĐ (Sở Y tế) đã triển khai nhiều giải pháp, các mô hình hiệu quả, nhằm làm thay đổi nhận thức của nhiều đối tượng về mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần cải thiện chất lượng dân số.