Ngày 24/3 hằng năm là Ngày Thế giới phòng chống lao nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu.
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, bệnh lao là “sát thủ” truyền nhiễm gây ra số ca tử vong lớn nhất thế giới, khiến khoảng 1,5 triệu người chết mỗi năm.
Trong những năm gần đây, các xét nghiệm chẩn đoán lao đã phát triển và áp dụng nhiều kỹ thuật mới, tăng cường hỗ trợ cho chẩn đoán nhanh và chính xác như GeneXpert, LPA, TB LAMP, TrueNat...
Bệnh lao là một trong số bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Do đó, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng và điều trị bệnh lao hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, mỗi người dân cần có những biện pháp chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh tránh được việc mắc bệnh lao, qua đó, góp phần đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu tối đa thiệt hại, ổn định cuộc sống.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, hạn chế việc phải chuyển tuyến, nâng cao năng lực tại cơ sở, trong những năm qua, công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân lao được được Quảng Ninh đặc biệt quan tâm.