Nắng nóng mùa hè cũng là thời điểm vi rút gây bệnh dại trên vật nuôi phát triển. Tuy nhiên, vẫn nhiều người chủ quan trong phòng bệnh dẫn đến chó, mèo cắn người làm truyền nhiễm vi rút dẫn đến tử vong.
Do thói quen nuôi chó, mèo thả rông , trong khi việc tiêm phòng vắc xin chưa được nhiều người quan tâm, dẫn đến tình trạng nhiều người bị chó, mèo cắn rồi mắc bệnh dại tử vong.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh số người đến tiêm phòng dại khá cao, năm nào cũng có người tử vong do bệnh dại.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Theo thống kê, 100% các trường hợp mắc bệnh dại do virus dại cổ điển đều tử vong mà chưa có biện pháp điều trị.
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến trên cả nước với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp).
Tiến tới loại trừ bệnh dại là nội dung của Hội nghị trực tuyến do Bộ NNPTNT và Bộ Y tế tổ chức và mít tinh nhân Ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại hôm nay (28/9).
Do thói quen nuôi chó, mèo thả rông, trong khi việc tiêm phòng vắc xin chưa được nhiều người quan tâm, dẫn đến tình trạng nhiều người bị chó, mèo cắn rồi mắc bệnh dại, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Dại là bệnh truyền nhiễm từ chó mèo sang người qua vết cắn, liếm, có tỷ lệ tử vong tới 100% một khi virus dại xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của người mắc. Theo các cơ quan chuyên môn, tại Việt Nam, bệnh dại ghi nhận số ca tử vong đáng báo động. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn chủ quan trước bệnh dại.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỷ lệ tử vong lên tới 100% sau khi phát bệnh. Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất. Chính vì vậy, việc chủ động phòng, chống bệnh dại trong thời điểm này là rất cần thiết.
Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều nơi với nguồn truyền bệnh chính là chó 96%-97% sau đó là mèo 3%-4%. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn, vết cào hay liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại, người bị chó cắn còn có thể gặp nhiều thương tích nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tử vong.
Dại là bệnh truyền nhiễm qua nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người, có tỷ lệ tử vong tới 100% một khi virus dại xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của người mắc. Do đó, việc chủ động phòng bệnh là hết sức quan trọng. Các cơ quan y tế cũng cảnh báo người dân tuyệt đối không được chủ quan với bệnh dại.
Tiêm phòng vắc –xin và huyết thanh kháng dại, đủ mũi, đúng lịch theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn vẫn là biện pháp duy nhất để ngăn chặn bệnh dại trên người sau khi bị chó mèo cắn, cào. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh trong việc chủ động phòng chống bệnh dại, ngành y tế tỉnh cũng tích cực đảm bảo các điều kiện tốt nhất để điều trị phơi nhiễm dại ngay từ cơ sở.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, năm 2021, toàn tỉnh có 3 người tử vong do bệnh dại tại Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái. Điều này cho thấy công tác phòng, chống bệnh dại trên người và động vật cần được ưu tiên, nhất là khi bước vào mùa hè nắng nóng - thời điểm bệnh này ở động vật truyền bệnh gia tăng.