Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang nỗ lực tiếp chung tay phòng chống dịch, bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo tinh thần tạo thuận lợi tối đa...
Tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 91,1 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (tăng 12,8 lần so với năm 1995), đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại, độ bao phủ BHYT là 94%, nhờ có BHYT mà rất nhiều bệnh nhân, nhất là những người bệnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo đã có cơ hội được điều trị bệnh.
Với vai trò là giá đỡ an sinh xã hội, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa chính sách BHYT đi vào đời sống và ngày càng nâng cao chất lượng về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; góp phần tạo nền tảng vững chắc cho chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
BHYT học sinh, sinh viên là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ tương lai của đất nước. Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu 100% HSSV trong tỉnh được tham gia BHYT.
BHYT là một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, là chính sách nhân văn dành cho tất cả mọi người được tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ một cách bình đẳng. Tại Quảng Ninh, tỷ lệ người dân được tham gia BHYT đến nay đã đạt 95,4%. Trong những năm qua, tấm thẻ BHYT đã là trợ lực, thậm chí cứu cánh quan trọng cho người bệnh.
Đối với học sinh, sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước, thời gian qua đã được ngành BHXH và các bộ, ban, ngành từ trung ương đến các địa phương trong cả nước đã dành sự quan tâm đặc biệt để bảo đảm tất cả các em đều được tham gia BHYT. Việc này giúp chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, tạo điều kiện để các em chuyên tâm học tập vững bước đến tương lai.
Với vai trò giá đỡ an sinh xã hội, chính sách BHYT ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, nó còn thể hiện tính ưu việt, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Tham gia BHYT không chỉ là quyền lợi của mỗi người dân mà con thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật với tinh thần tương thân, tương ái để chia sẻ với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đã có một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng như tại các cơ sở y tế.
Chị Cao Thị Bích Duyên (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội): Xin cơ quan bảo hiểm xã hội cho biết, người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì khác so với người tham gia bảo hiểm y tế chưa đủ 5 năm?
Ông Đỗ Minh Trường đến khám tại Bệnh viện TP. Thủ Đức. Bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm nướu và bệnh nha chu do vôi răng nên chỉ định lấy cao răng. Ngoài mức hưởng BHYT là 48.762 đồng và số tiền tự chi trả phí xét nghiệm COVID-19, Bệnh viện đề nghị ông thanh toán thêm khoản chênh lệch 130.000 đồng của giá dịch vụ kỹ thuật lấy cao răng (264.000 đồng).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét nội dung báo chí phản ánh về việc Bảo hiểm y tế đang “treo” hơn 1.600 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh, để có giải pháp xử lý theo quy định.