Du lịch nội tỉnh mở cửa trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tại Quảng Ninh, bên cạnh những điểm đến vốn nổi tiếng, du khách có xu hướng đến những nơi còn hoang sơ vừa tránh tập trung đông người lại vừa có được trải nghiệm mới lạ, khác biệt.
Qua mỗi lần dịch bệnh covid-19 bùng phát, tỉnh Quảng Ninh đều tiến hành điều chỉnh, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế, ngày càng đề cao yếu tố an toàn và dần lái du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Ngày 19/7/2024, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2119/QĐ-UBND tỉnh về việc công bố các hành trình tham quan, du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long
Quảng Ninh là địa phương có đa dạng sinh học nổi trội với cả 3 hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên cạn (hệ sinh thái rừng), hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển. Trong những năm qua, tỉnh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, từ đó bảo vệ môi trường của tỉnh và quốc gia, hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.
Từ lâu người dân vùng biển vẫn nhắc câu: "Chim, thu, nhụ, đé…" chỉ những loại cá đặc sản vào loại ngon nhất trong các loại cá ở biển. Thế nhưng, từ lâu với ngư dân Vân Đồn còn có một loại được coi là có giá trị hơn. Và trong một chuyến biển, tôi được biết tới đặc sản được mệnh danh là “Đệ nhất đặc sản biển” với giá trị lên tới hàng trăm triệu/con.
Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải vừa tổ chức các đoàn liên ngành khảo sát, xác định các tuyến điểm du lịch mới trên vịnh Bái Tử Long.
Nhằm đổi mới sản phẩm du lịch biển đảo, sáng 25/5, hải trình “Hành trình di sản” và du thuyền Grand Pioneers 2 của Việt Thuận Group đã chính thức được ra mắt. Đây là các sản phẩm, dịch vụ nằm trong số 62 sản phẩm du lịch mới của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024.
Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long là một trong 7 vườn quốc gia trên cả nước vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển, nơi đây như một bảo tàng tự nhiên quý giá với đa dạng các hệ sinh thái đặc trưng riêng có. Do phần lớn diện tích là biển, với các hệ sinh thái đặc trưng và giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, công tác bảo tồn ĐDSH biển tại VQG Bái Tử Long luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh.
Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Được ví như chị em song sinh của Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long là nơi có cảnh sắc kỳ vĩ, huyền ảo, đặc sắc với hệ thống đảo đá, hang động đa dạng, tựa như bức tranh thủy mặc độc đáo, là tài nguyên riêng có để phát triển du lịch biển.
Từ lâu xã đảo Minh Châu (Vân Đồn) không chỉ nổi danh bởi cảnh đẹp đặc trưng của vùng đảo biển xanh cát trắng mà còn được biết tới với nhiều đặc sản truyền thống như: Sá sùng, cá đục...Trong đó, cá đục khô, cá đục một nắng trở thành món ngon, đặc sản truyền thống được nhiều du khách ưa thích.
Vịnh Bái Tử Long gồm hàng trăm đảo đá, đảo đất, hang động lớn, nhỏ, hệ sinh thái động, thực vật phong phú, có giá trị lớn về địa chất, phong cảnh, là dư địa để phát triển các loại hình kinh tế biển. Vùng Vịnh đang có những chuyển động tích cực để phát huy giá trị, tương xứng với tiềm năng.
Trên các đảo đất của vịnh Bái Tử Long có những điều kiện tuyệt vời để người dân trú ngụ, sinh cơ lập nghiệp, lấy chăn nuôi, trồng trọt, khai thác và NTTS làm sinh kế. Từ đó, vùng vịnh Bái Tử Long dần hình thành những làng chài, xã đảo, huyện đảo. Cư dân trên những đảo đất là những hạt nhân làm giàu, quá trình phát triển của họ ngày càng làm dầy thêm giá trị vùng vịnh Bái Tử Long.