Theo tư vấn của bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Trần Như Thủy - Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 3, bên cạnh thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên ngành, một chế độ ăn cân bằng thích hợp rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa axit uirc cao. Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng axit uric máu là cần phải hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purine.
Theo tư vấn từ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở 1), bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng axit uric trong máu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội. Tuy nhiên, axit uric cao, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.
Trà sữa là thức uống phổ biến trong những năm gần đây. Hương vị ngọt ngào của nó được nhiều người yêu thích và uống hằng ngày. Tuy nhiên, đối với người có chỉ số axit uric cao, loại thức uống này tác động xấu đến tình trạng sức khoẻ.
Nước ngọt không chỉ có hại cho sức khoẻ mà còn tác động xấu đến một số tình trạng bệnh. Người có axit uric cao không nên uống loại nước này vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Nhiều người trẻ tuổi có nồng độ axit uric quá cao nên chế độ ăn uống bị hạn chế, không thể ăn uống thỏa thích, về lâu dài lại mắc bệnh gút. Axit uric cao gây sưng tấy, biến dạng khớp và hạn chế hoạt động. Dưới đây là 3 lí do khiến nhiều người trẻ bị axit uric cao.