21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2398104
819018
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Dự thảo đề án tổng thể về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đến năm 2021 vừa được Bộ Nội vụ tổ chức họp lấy ý kiến đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cán bộ, nhân dân.

Dự thảo đề án tổng thể về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đến năm 2021 vừa được Bộ Nội vụ tổ chức họp lấy ý kiến đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cán bộ, nhân dân. 

Theo dự thảo đề án, về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên đối với 1 đơn vị hành chính cấp huyện miền núi, vùng cao là 850km2 trở lên; huyện đồng bằng, trung du là 450km2 trở lên; xã miền núi, vùng cao là 50km2 trở lên; xã đồng bằng, trung du 30km2 trở lên. Về tiêu chuẩn dân số, huyện miền núi vùng cao là 80.000 người trở lên; huyện đồng bằng, trung du là 120.000 người trở lên; xã miền núi, vùng cao là 5.000 người trở lên; xã đồng bằng, trung du là 8.000 người trở lên.

Cũng qua rà soát của Bộ Nội vụ, theo tiêu chuẩn này cả nước sẽ có 16 huyện, 637 xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn phải tiến hành sắp xếp trước; 259 huyện, 6.191 xã không đủ 50% một trong 2 tiêu chuẩn. Đến năm 2021 sẽ sắp xếp, thu gọn xã, huyện chưa đạt 50% tiêu chuẩn dân số, diện tích tự nhiên; giai đoạn 2022-2030 cơ bản hoàn thành, sắp xếp thu gọn xã, huyện theo tiêu chuẩn quy định.

Để tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã có Nghị quyết số 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 1221, Chính phủ có Nghị quyết số 10 về thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương… Và việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy cũng xuất phát từ thực tiễn vận động và phát triển của đất nước, từ chính nhu cầu nội tại cần nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và mong mỏi của nhân dân. Bởi ai cũng biết từ năm 1986 đến nay, tổng số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đều đã tăng rất cao dẫn đến bộ máy cồng kềnh, biên chế tăng, gánh nặng ngân sách ngày một tăng lên, tình trạng “lạm phát” cán bộ ở cấp xã đã xảy ra ở rất nhiều địa phương.

Nhìn từ Quảng Ninh thấy, cũng vì tổ chức bộ máy quá cồng kềnh, hoạt động chưa được hiệu quả nên trong những năm gần đây tỉnh đã đi đầu trong thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp cơ quan, tổ chức nhằm thu gọn các đầu mối, giảm sự cồng kềnh của bộ máy điều hành từ cấp xã, phường, thị trấn, đến các phòng, ban, đơn vị quản lý nhà nước. Kết quả mà Quảng Ninh thu được không chỉ đạt mục tiêu đặt ra về mặt cơ học là sắp xếp, tinh giản, mà điều lớn hơn cả là một bộ máy thực sự tinh gọn và bước đầu vận hành hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận rất cao, tạo sức mạnh đoàn kết đưa Quảng Ninh liên tục là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về các chỉ số phát triển và đổi mới.

Thực hiện việc sáp nhập, sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có quy mô diện tích nhỏ, dân số ít nhằm giảm số lượng đơn vị hành chính các cấp, tăng tính công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương là rất cần thiết để đất nước tiếp tục có những phát triển mạnh mẽ hơn. Tất nhiên trước một vấn đề lớn, liên quan đến tổ chức, bộ máy, con người ở cấp gần dân, sát dân sẽ cần có bước đi, trình tự, thủ tục, cách làm phù hợp, đảm bảo lường trước được những tác động, tạo sự đồng thuận cao.

Tại Hội nghị toàn quốc của Bộ Nội vụ vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chỉ đạo, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải xem xét tùy theo điều kiện, đặc thù của địa phương, không cơ học, máy móc. Lấy ý kiến nhân dân đảm bảo thực chất, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chứ không theo kiểu “đại cử tri”.

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục