21
18
/
1101418
Quảng Ninh - Vùng đất chiến lược và mục tiêu xâm lược của thực dân Pháp
longform

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi có tiềm năng lớn và đa dạng về kinh tế, có vị trí địa lý, quân sự quan trọng. Trong thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, Quảng Ninh đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược mà thực dân Pháp đặc biệt chú trọng khai thác và kiểm soát. Thực dân Pháp coi việc chiếm, khai thác Vùng mỏ Quảng Yên, Hòn Gai, Cẩm Phả là một mục tiêu trọng điểm. Ngày 12/3/1883, sau khi đánh chiếm thành Hà Nội trong cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, 500 quân Pháp, dưới sự chỉ huy của viên đại tá hải quân Henri Rivière đã đánh chiếm khu mỏ Hòn Gai, đặt bản doanh quân sự tại Móng Cái, mở đầu cho 72 năm chúng chiếm đóng và khai thác than ở Quảng Ninh.

Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, là thời kỳ thế giới tư bản chạy đua xâm chiếm thuộc địa và giành giật thị trường. Tỉnh Quảng Ninh là vùng mỏ than lớn, có vị trí quan trọng về quân sự, từ lâu các nước tư bản Anh, Đức, Mỹ, Pháp và bọn phong kiến quân phiệt Trung Quốc mỗi khi xâm lược nước ta, đều nhòm ngó và tìm cách chiếm đoạt. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhất là khi chúng đã chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, cuộc chạy đua để làm chủ vùng đất Quảng Ninh càng trở nên ráo riết giữa Pháp và bọn phong kiến quân phiệt Trung Quốc.

Khai thác than thời Pháp thuộc.

Một trong những mục tiêu xâm lược Bắc Kỳ của Pháp là chiếm Quảng Ninh để làm chủ vùng mỏ giàu có. Việc kiểm soát vùng than Quảng Ninh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho Pháp mà còn cung cấp nhiên liệu phục vụ chiến tranh và công nghiệp hóa tại Pháp.


Thực hiện: Đặng Dung

Kỹ thuật đồ họa: Đỗ Quang