21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2360517
738891
Quan tâm chăm lo sức khỏe tâm thần của trẻ em
quan-tam-cham-lo-suc-khoe-tam-than-cua-tre-em
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Quan tâm chăm lo sức khỏe tâm thần của trẻ em

Trong những ngày gần đây, đã liên tiếp xảy ra hai vụ học sinh THPT nhảy lầu tự tử. Đây chỉ là hai vụ mới diễn ra, còn trước đó, trên phạm vi cả nước cũng đã từng xảy ra nhiều vụ việc học sinh tự tử bằng nhiều cách khác nhau…

Trong những ngày gần đây, đã liên tiếp xảy ra hai vụ học sinh THPT nhảy lầu tự tử. Trường hợp thứ nhất là một học sinh nam học lớp 10 của Trường THPT Hòn Gai, đã nhảy từ tầng 5 xuống khuôn viên của Trường. Trường hợp thứ hai là một nữ sinh lớp 11, đã nhảy từ tầng 25 của một chung cư ở Hà Nội. Đây chỉ là hai vụ học sinh nhảy lầu tự tử mới diễn ra, còn trước đó, trên phạm vi cả nước cũng đã từng xảy ra nhiều vụ việc học sinh tự tử bằng nhiều cách khác nhau…

Đây rõ ràng là điều không bình thường và đáng báo động về sự gia tăng tình trạng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học sinh thời gian gần đây. Mặc dù ở những trẻ em này trước khi tìm đến cái chết đều không có các biểu hiện rõ ràng về rối loạn tâm thần, thậm chí các em vẫn vui vẻ với mọi người. Tuy nhiên, rõ ràng là trong nội tâm, suy nghĩ của các em có những diễn biến bất thường mà những người xung quanh không nhận ra. Nhiều trường hợp, tuy chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và mức độ rối loạn có thể nhẹ hơn, nhưng đã gặp phải các vấn đề về rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm…

Theo các chuyên gia, áp lực trong học tập, nghiện game, ma túy, rượu bia, người sống trong những gia đình không hòa thuận, hạnh phúc…là những nguyên nhân hàng đầu khiến chứng rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Một báo cáo mới đây của Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết 15% dân số Việt Nam, tương đương khoảng 14 triệu người hiện đang mắc các bệnh về rối loạn tâm thần phổ biến. Và đáng chú ý, chiếm hơn 50% trong số này là những bệnh nhân có độ tuổi từ 30 trở xuống. Và cũng theo cơ quan này, tại Việt Nam, cứ 10 người mắc chứng rối loạn tâm thần, chỉ có 2-3 người được phát hiện và điều trị sớm…

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em vị thành niên ở Việt Nam đang lan rộng và có chiều hướng gia tăng. Khi đã bị các vấn đề về rối loạn tâm thần, việc điều trị là vô cùng khó khăn và tốn kém. Trên thực tế, vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức. Sự hỗ trợ, tư vấn cho các em cũng còn thiếu và chưa kịp thời. Do đó đã dẫn đến những hậu quả hết sức đau lòng…

Trước thực tế đáng lo ngại này, có lẽ vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho lứa tuổi trẻ em, học sinh cần phải được chú ý, quan tâm đặc biệt hơn. Cụ thể là cả gia đình, nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội phải tích cực vào cuộc bằng những việc làm, giải pháp, mô hình hiệu quả. Thực tế đã chứng minh, các phòng tư vấn, nhóm tư vấn tâm lý cho trẻ em, học sinh đã phát huy hiệu quả, tác dụng trong việc cải thiện tâm lý cho các em theo hướng tích cực. Vì vậy, các mô hình này cần được xây dựng và nhân rộng trong các trường học, tổ chức đoàn thể, phường xã với sự đầu tư thỏa đáng về con người và cơ sở vật chất.

Cùng với đó, các cơ quan chuyên trách, cán bộ trợ giúp cấp phường, xã cũng cần tăng cường hệ thống hỗ trợ tâm lý cho trẻ em, như thiết lập đường dây nóng, thông tin hỏi - đáp về tâm, sinh lý, tọa đàm giải quyết các khúc mắc của trẻ em. Và điều đặc biệt quan trọng hơn cả là vai trò, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, thầy cô giáo - những người cận kề, thường xuyên ở bên cạnh các em - phải làm tròn trách nhiệm của mình, sống đúng mực, hòa thuận, hạnh phúc, có phương pháp giáo dục khoa học, để không làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, tâm lý của trẻ em, không gây ra những tiêu cực, áp lực, lo lắng và thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy về mọi mặt cho các em. Đây cũng là cách giúp các em mở lòng khi gặp những bế tắc, mâu thuẫn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập. Để từ đó có những biện pháp, cách thức giúp các em giải tỏa tâm lý, ngăn chặn các hành vi, việc làm tiêu cực có thể xảy ra…

Thanh Tùng

Cùng chuyên mục