21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2300096
647743
Phát huy dân chủ
phat-huy-dan-chu
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Phát huy dân chủ

Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là "... tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu" để bầu ra Quốc hội - cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân để cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân.

Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội - cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân để cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân.

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta vào ngày 6-1-1946 được tổ chức khi mà thù trong, giặc ngoài đe doạ, chống phá, tình hình đất nước ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, hơn 90% nhân dân bị mù chữ... đã diễn ra thật sự tự do, thật sự dân chủ và thành công, được coi như một kỳ tích và là một mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam.

Như vậy, ngay từ khi lãnh đạo nhân dân giành được độc lập cho đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng việc phát huy dân chủ. Từ đó đến nay, trải qua 13 kỳ Quốc hội và các nhiệm kỳ của chính quyền các cấp, hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương liên tục được duy trì để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Không những thế, dân chủ trong bầu cử ngày càng được mở rộng và phát huy. Chẳng hạn như theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp năm 2015 thì quyền bầu cử đối với một số đối tượng đặc biệt cũng theo hướng dân chủ hơn. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri (Luật Bầu cử năm 2011 quy định người đang bị tạm giam thì không được ghi tên vào danh sách cử tri)...

Về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha, khẳng định: Việc bầu cử được tiến hành rất dân chủ. Quá trình bầu cử, người tự ứng cử sau khi đã đầy đủ điều kiện cũng bình đẳng như những người được giới thiệu ứng cử, không có sự phân biệt...

Quá trình tiến hành các bước của cuộc bầu cử ở Quảng Ninh, theo báo cáo của Uỷ ban Bầu cử tỉnh, cũng diễn ra dân chủ và đúng luật.

Không chỉ đến khi bầu cử, hằng ngày, các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành ở tỉnh cũng luôn nỗ lực, cố gắng thực hành các quy định để đảm bảo quyền làm chủ của người dân.

Để thực hành dân chủ, không chỉ các tổ chức bầu cử và cơ quan chức năng mà chính mỗi người dân, cử tri cũng phải chủ động phát huy quyền làm chủ của mình. Cụ thể, trong cuộc bầu cử này cử tri phải nghiên cứu để nắm vững quyền và trách nhiệm của mình, sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực nhà nước các cấp trong ngày bầu cử 22-5-2016.

Ngọc Hà

Cùng chuyên mục