21
15
Ảnh/
/cuoc-song-qua-anh
240
Multimedia
/multimedia
2940520
1101310
Nuối tiếc những nếp nhà truyền thống ở vùng cao
nuoi-tiec-nhung-nep-nha-truyen-thong-o-vung-cao
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Nuối tiếc những nếp nhà truyền thống ở vùng cao

Chỉ vài ngày không lên vùng cao là tôi đã thấy nhớ. Nhớ bản ở lưng chừng núi, ở ngọn nguồn con suối hay dưới thung lũng xa…

Chỉ vài ngày không lên vùng cao là tôi đã thấy nhớ. Nhớ bản ở lưng chừng núi, ở ngọn nguồn con suối hay dưới thung lũng xa…

Mỗi bản của mỗi dân tộc đều có những nét riêng, đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Tính bản địa lộ rõ và bền vững thể hiện cụ thể từ những ngôi nhà truyền thống được cất lên bằng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.

Người Tày thường làm nhà sàn bằng gỗ, dưới sàn nuôi gà lợn, trên sàn dùng cho sinh hoạt. Vách nhà có thể bằng tre, đan thành tấm liếp, có thể xây bằng gạch đất, hoặc bằng đá ông sư. Người Sán Chỉ nhà làm đơn giản. Nhà có hai kiểu, nhà thấp hoặc nhà sàn dựa vào thế núi. Thường thì bà con xây bằng cách trình tường, có nhà xây bằng gạch đất, đóng khuôn, không nung.

Người Dao trước kia du cư, nhà tít trên đỉnh núi. Sau thì bà con cũng đã định cư nên nhà cũng khá đơn sơ. Vách tre đan, cột cây, mái lá. Khi cuộc sống đã ổn định, người Dao xây nhà tốt hơn. Tất cả những ngôi nhà của 3 dân tộc: Tày, Sán Chỉ, Dao đều nhỏ gọn, vừa đủ cho sinh hoạt, mái đều lợp ngói âm dương...

Bản ở vùng cao rất đẹp, khó tả, chỉ những khi đến nơi thì mới cảm nhận được hết. Khi tôi lên biên giới, tình cờ gặp bản Ngàn Phe (Bình Liêu), bản của người Dao Thanh Y. Bản bên con suối nhỏ, dựa lưng vào sườn núi với những ngôi nhà thấp, mái ngói, sát bên nhau. Tôi qua Nà Nhái (Bình Liêu), khi đó đang là mùa thu, lúa còn xanh, bản đẹp như bức tranh được vẽ từ trên cao... Tôi đến ngôi nhà sàn được cho là một trong những ngôi nhà sàn cuối cùng của người Tày trên bản Nậm Mìn (xã Hà Lâu, Tiên Yên), ngôi nhà đã không người ở...

Bây giờ, khi trở lại tôi vô cùng tiếc nuối. Nhiều bản đã mất dấu xưa, thay vào những ngôi nhà truyền thống là nhiều ngôi nhà xây kiểu mới... Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mất đi một nét bản sắc dân tộc độc đáo. Nếu cứ như thế này thì có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, vùng cao sẽ không thể chứng minh được điều gì cho chính mình.

Tại sao ta không gìn giữ kho báu di sản văn hóa này? Thiết nghĩ, cũng không quá khó nếu như địa phương quan tâm, nhất là khi nhiều địa phương đang có định hướng phát triển du lịch văn hoá, sinh thái cộng đồng. Khi lập một bản mới, có thể thiết kế những mẫu nhà truyền thống của đồng bào để người dân làm theo? Giá như bản mới Nà Cà, xã Phong Dụ, hay bản mới Khe Lẹ, xã Hà Lâu của Tiên Yên quy hoạch được như thế thì tốt biết bao. Sợ rằng theo thời gian, từng nếp nhà truyền thống xưa trên bản sẽ mất dần, nếu như không có sự quan tâm, chú ý gìn giữ...

Ngôi nhà của người Dao xây tường bằng đá, lợp ngói âm dương ở Khe Soong, xã Phong Dụ, Tiên Yên. Nhà có sân rộng ở phía trước, xung quanh là ruộng lúa.
Ngôi nhà sàn bằng gạch đất, mái lợp ngói âm dương của ông bà Nình A Lềnh, dân tộc Sán Chỉ ở xã Đại Dực, Tiên Yên. Nhà nằm ở lưng chừng núi, được ông bà tự xây trong 10 năm mới hoàn thành, là điểm đến hấp dẫn của du khách.
Nhà có khuôn viên rộng với vòng tường xây bằng đá ông sư bao quanh, khoảnh sân được lát bê tông để gia đình phơi thóc khi vào mùa.
Ngôi nhà sàn còn nguyên vẹn theo cách dựng truyền thống ở thôn Nậm Mìn, xã Hà Lâu, Tiên Yên của một gia đình người Tày, nay vẫn được con cháu trông nom, gìn giữ. 
Một xóm của người dân tộc Dao với những ngôi nhà truyền thống ở thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, Bình Liêu. Đây cũng là nơi có ruộng bậc thang đẹp bậc nhất của Bình Liêu, thu hút đông du khách tìm đến.
Bản Nà Nhái, Bình Liêu năm 2015 với những nếp mái ngói đỏ au rất đẹp, nay đã xen vào nhiều nếp nhà mới, theo lối hiện đại.
Bản Ngàn Phe, Bình Liêu chụp năm 2013 cũng tương tự, giờ không còn thuần những nếp nhà xưa theo lối truyền thống nữa.
Bản mới Khe Lẹ, Tiên Yên đều là những nếp nhà được thiết kế theo lối mới. 

Cùng chuyên mục