21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2297177
644568
Nói không với pháo nổ
noi-khong-voi-phao-no
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Nói không với pháo nổ

Dù chưa có những số liệu thống kê, đánh giá chính thức từ phía các cơ quan chức năng, nhưng, dường như năm nay, tình trạng buôn bán pháo nổ trái phép có vẻ "nóng" qua các vụ bị cơ quan chức năng bắt giữ liên tục được cập nhật dập dồn trên báo chí. Bên cạnh những vụ vận chuyển trái phép với số lượng pháo hàng chục kg thì cũng đã có vụ án "khủng" với tang vật thu giữ lên tới 1,5 tấn pháo. Như vậy có thể thấy, nếu không tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh ngăn chặn kết hợp với tăng cường tuyên truyền thì vấn đề sử dụng pháo nổ trái phép cũng sẽ "nóng" theo.

Dù chưa có những số liệu thống kê, đánh giá chính thức từ phía các cơ quan chức năng, nhưng, dường như năm nay, tình trạng buôn bán pháo nổ trái phép có vẻ “nóng” qua các vụ bị cơ quan chức năng bắt giữ liên tục được cập nhật dập dồn trên báo chí. Bên cạnh những vụ vận chuyển trái phép với số lượng pháo hàng chục kg thì cũng đã có vụ án “khủng” với tang vật thu giữ lên tới 1,5 tấn pháo. Như vậy có thể thấy, nếu không tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh ngăn chặn kết hợp với tăng cường tuyên truyền thì vấn đề sử dụng pháo nổ trái phép cũng sẽ “nóng” theo.

Chúng ta đều biết, từ sự nguy hiểm của pháo, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Theo đó, tính từ ngày 1-1-1995, nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc nổ trong phạm vi cả nước. Hàng chục năm qua, về cơ bản, việc này đã được toàn xã hội chấp hành nghiêm, mang lại nhiều kết quả tốt. Nếu như ở thời gian đầu người dân còn mang tâm lý hơi chơi vơi khi Tết đến, xuân về thấy vắng tiếng pháo nổ, song, qua công tác tuyên truyền và từ những vụ việc trong thực tế gây ra hậu quả đau lòng đã giúp mọi người nhận thức sâu sắc hơn về Chỉ thị 406.

Cho đến nay, chúng ta phải cùng nhau khẳng định rằng, tiếng pháo nổ đã thực sự trở nên lạc lõng, thậm chí gây bất bình với nhiều người. Song, từ nhận thức yếu kém của một số cá nhân đã dẫn đến tình trạng buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ trái phép vẫn tồn tại. Một lần nữa, xin được nhắc lại với bạn đọc, hành vi mua bán và kinh doanh các loại pháo nổ là vi phạm pháp luật, tuỳ từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự) hoặc tội buôn bán hàng cấm (Điều 155). Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, pháo nổ là một trong các loại hàng hoá cấm kinh doanh.

Cũng theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (ngày 25-12-2008) đã được Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Toà án Nhân dân tối cao thống nhất ký kết từ năm 2008 thì chỉ với 10kg pháo đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn trường hợp dưới 10kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của pháp luật, không chỉ có hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (hay còn gọi là đốt pháo) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt thấp nhất của tội phạm này là phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến hai năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm.

Mong rằng, trong dịp vui Tết, đón xuân Bính Thân này, mọi người dân đều chấp hành nghiêm quy định không sử dụng trái phép pháo nổ.

Ngọc Lê

Cùng chuyên mục