21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2305483
653584
Nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với việc phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
nang-cao-su-hai-long-cua-nguoi-dan-to-chuc-doi-voi-viec-phuc-vu-cua-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với việc phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước

Ngày 13-5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Quảng Ninh năm 2015; chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2015 trên địa bàn tỉnh và công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tỉnh Quảng Ninh năm 2015.

Ngày 13-5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Quảng Ninh năm 2015; chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2015 trên địa bàn tỉnh và công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tỉnh Quảng Ninh năm 2015. Có thể nói đây là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh gay gắt hiện nay. Qua đó góp phần tích cực thực hiện hiệu quả việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nguồn lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn…

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, từ đánh giá điểm số cũng như thứ hạng của chỉ số PAPI tỉnh Quảng Ninh qua các năm cho thấy đều ở mức thấp. Cụ thể, năm 2011 xếp ở vị trí thứ 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước; năm 2012 xếp ở vị trí 44; năm 2013 xếp ở vị trí 61; năm 2014 xếp ở vị trí 52; năm 2015 xếp ở vị trí 32. Trong đó đáng nói nhất là nội dung cung ứng dịch vụ công đứng ở vị trí thứ 53…

Đứng trước thực trạng như vậy, để nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, năm 2014 UBND tỉnh đã phối hợp với Đoàn nghiên cứu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo với nội dung: Phân tích chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2013 tỉnh Quảng Ninh. Tiếp đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh để tổ chức thực hiện. Đặc biệt khi xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 tỉnh đã xác định chủ đề công tác năm là “Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; xây dựng thành phố du lịch Hạ Long”. Cùng với đó, tháng 12-2015, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TU về nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 916/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 03 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và chủ đề công tác năm 2016…

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, tích cực của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, chỉ số PAPI của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Từ chỗ nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình thấp và thấp (các năm 2011, 2012, 2013, 2014) đã vươn lên xếp ở vị trí 32/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao trong năm 2015…

Mặc dù đã có những nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công và sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong năm 2015, nhưng nếu so sánh, đối chiếu với các tỉnh, thành phố đạt mức cao nhất trong thực hiện các dịch vụ hành chính công, như tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính, sự phục vụ của công chức, kết quả giải quyết công việc, sự hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính, thì Quảng Ninh vẫn còn có khoảng cách đáng kể. Ví dụ như tiêu chí về sự hài lòng toàn bộ quá trình giải quyết TTHC đối với việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ Quảng Ninh đạt 70,1%, trong khi tỉnh cao nhất đạt 90,1%; hay như việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở Quảng Ninh đạt 79,3%, trong khi tỉnh đạt cao nhất là 93,1%. Qua phân tích cũng cho thấy sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với các dịch vụ hành chính công cấp xã đạt cao hơn so với các dịch vụ hành chính công cấp huyện đang triển khai trên địa bàn tỉnh…

Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cũng như sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân về các nội dung, tiêu chí thành phần của chỉ số PAPI, SIPAS. Công khai, minh bạch những thông tin liên quan đến các vấn đề được nhiều người dân quan tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người làm việc ở các Trung tâm hành chính công; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng ở các địa bàn khó khăn, trong các cơ sở y tế, giáo dục; đảm bảo tốt ANTT trên địa bàn. Thực hiện tốt các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân. Tổ chức điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với các dịch vụ hành chính công để trên cơ sở đó cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp, phục vụ tốt sự phát triển KT-XH trên địa bàn…

Thanh Tùng[links()]

Cùng chuyên mục