21
10
Khoa học - Công nghệ/
/khoa-hoc-cong-nghe
3367153
1511468
Khi con người bắt đầu học cách nói chuyện như ChatGPT
khi-con-nguoi-bat-dau-hoc-cach-noi-chuyen-nhu-chatgpt
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Khi con người bắt đầu học cách nói chuyện như ChatGPT

Nghiên cứu mới cho thấy con người ngày càng nói chuyện giống ChatGPT, phản ánh ảnh hưởng ngược từ AI đến cách giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.

Nghiên cứu mới cho thấy con người ngày càng nói chuyện giống ChatGPT, phản ánh ảnh hưởng ngược từ AI đến cách giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.

Khi con người bắt đầu học cách nói chuyện như ChatGPT. Ảnh: Dương Anh

Một nghiên cứu mới đây từ Viện Phát triển Con người Max Planck (Đức) đã đưa ra một phát hiện thú vị là con người hiện đang giao tiếp giống ChatGPT hơn. Và việc sử dụng công cụ AI này trong đời sống hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến cách viết mà còn dần định hình cách nói chuyện của con người.

Trong vòng 18 tháng kể từ khi ChatGPT trở nên phổ biến toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người dùng ngày càng sử dụng những cụm từ được cho là đặc trưng của ChatGPT, như "delve" (đào sâu), "realm" (lĩnh vực), "meticulous" (tỉ mỉ)… Những từ ngữ này vốn hiếm khi xuất hiện trong ngôn ngữ nói thông thường nhưng lại được AI dùng thường xuyên.

Để kiểm chứng, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu ChatGPT chỉnh sửa hàng triệu trang văn bản bao gồm email, bài luận, tin tức và tài liệu học thuật.

Từ đó, họ lọc ra danh sách những từ được AI sử dụng thường xuyên nhất, gọi là "từ GPT".

Sau đó, họ phân tích hơn 360.000 video trên YouTube và 771.000 tập podcast để xem mức độ xuất hiện của những từ này trong tiếng Anh nói trước và sau khi ChatGPT ra mắt.

Kết quả cho thấy, các "từ GPT" gia tăng đáng kể trong các cuộc hội thoại trên mạng. Theo nhà nghiên cứu Levin Brinkmann thuộc Viện Phát triển Con người Max Planck, điều này cho thấy AI không chỉ học ngôn ngữ từ con người, mà ngược lại, con người cũng đang bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của AI.

Ông Brinkmann nhấn mạnh rằng: “Chúng ta có xu hướng bắt chước những người hoặc thực thể mà ta cho là hiểu biết và có quyền lực”.

Một số "từ GPT" khác đang dần trở nên phổ biến trong giao tiếp hằng ngày bao gồm: "underline" (gạch chân), "insight" (hiểu biết), "advocate" (ủng hộ), "boast" (khoe khoang), "swiftly" (nhanh chóng), "investigate" (điều tra) và "groundbreaking" (mang tính đột phá).

Nghiên cứu này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng sâu sắc của AI lên xã hội hiện đại mà còn đặt ra câu hỏi: khi ngôn ngữ trở nên lai giữa người và máy, liệu cách suy nghĩ và nhận thức của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo hay không?

Cùng chuyên mục