21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2460396
974206
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
khang-dinh-vai-tro-cua-phu-nu-trong-gia-dinh-va-xa-hoi
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội

Ở Việt Nam, bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ là chủ trương lớn của Đảng. Trong những năm qua, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến công tác bình đẳng giới.

Bình đẳng giới là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động nhằm đảm bảo sự tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Bình đẳng giới được biểu hiện ở nhiều chỉ số, trong đó, tổng quát nhất là qua 3 chỉ số: Phát triển liên quan đến giới (GDI), có so sánh với chỉ số phát triển con người (HDI); vai trò của phụ nữ (GEM); bất bình đẳng giới (GII).

Ở Việt Nam, bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ là chủ trương lớn của Đảng. Trong những năm qua, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến công tác bình đẳng giới. Điều này được thể hiện rõ trong chiến lược cán bộ của Đảng với các Nghị quyết, Chỉ thị như: Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá XI) cũng đặt vấn đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước”; Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011-2020...

Với mục tiêu đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt được những kết quả rất quan trọng. Tỉnh đã có nhiều giải pháp phát triển cán bộ nữ gắn liền với mục tiêu bình đẳng giới. Trong đó đã luôn ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nữ. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt ở các cấp, ngành được các cấp uỷ đặc biệt coi trọng. Do đó, tỷ lệ cán bộ nữ dự nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp luôn đạt mức cao. Cụ thể như: Giai đoạn 2010-2015 đạt gần 17%; giai đoạn 2015-2020 đạt gần 30%.  Tỷ lệ nữ giới nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng tăng, với gần 49,8% các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 chiếm trên 30%. Tỷ lệ nữ giới làm chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm 24%; tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm hằng năm luôn từ 40-45%, vượt chỉ tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Bên cạnh các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, phụ nữ Quảng Ninh cũng đã chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như khoa học-công nghệ, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao… Đặc biệt, trong các gia đình nông thôn, miền núi, phụ nữ đã dần được rút ngắn thời gian làm công việc gia đình, có thời gian thực hiện việc phát triển kinh tế cùng với nam giới. Từ việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chủ động trong phát triển kinh tế, vai trò của phụ nữ Quảng Ninh nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung trong gia đình và trong cộng đồng đã được khẳng định.

                                                                                      Thanh Phong

[links()]

Cùng chuyên mục