21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2384672
781780
Khai thác giá trị toàn diện của biển
khai-thac-gia-tri-toan-dien-cua-bien
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Khai thác giá trị toàn diện của biển

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của du lịch biển đảo trong phát triển du lịch nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh nói chung. Phát triển du lịch biển đảo chính là cách khai thác giá trị toàn diện của biển.

Quảng Ninh là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và của cả nước nói chung, trong đó bao gồm phát triển ngành Du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Điểm đến tự nhiên bao gồm những danh thắng đẹp và đa dạng ở các đảo, bãi biển đến vùng núi mà có thể kể đến như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long…

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của du lịch biển đảo trong phát triển du lịch nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh nói chung. Phát triển du lịch biển đảo chính là cách khai thác giá trị toàn diện của biển. Du lịch biển không chỉ sinh lời cho ngành Du lịch, mà còn tạo ra sức lan tỏa rất lớn trong các khu vực dân cư, ngành nghề kinh tế khác, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển và đảm bảo an ninh - quốc phòng. Hiện nay, du lịch biển đảo tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương thông qua sự phát triển các dịch vụ và hoạt động thương mại, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Để phục vụ phát triển du lịch, nhiều dự án xanh, bảo vệ môi trường thiên nhiên, biển đảo đã được tỉnh nỗ lực triển khai, qua đó giảm các hoạt động khai thác hủy diệt môi trường và hệ sinh thái. Phát triển du lịch cũng là cách thu hút người dân tới sinh sống và làm dịch vụ tại các khu vực biển đảo như Cô Tô; Ngọc Vừng, Cái Chiên (huyện Vân Đồn); Vĩnh Trung, Vĩnh Thực (TP Móng Cái)..., chính là cách tốt nhất để khẳng định chủ quyền biển đảo của Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung.

Những năm gần đây, lĩnh vực du lịch biển thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước, chiếm tới 70% tổng số các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy khu vực có các dự án đầu tư lớn nhất, với những dòng sản phẩm du lịch sang trọng nhất chính là du lịch biển đảo như Vinpearl Hạ Long, Công viên Đại Dương, các dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại Vân Đồn... Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, nhiều hoạt động giải trí, thể thao trên bờ, mặt nước và dưới biển đã được tổ chức để tăng sức hấp dẫn cho du lịch biển, như chèo thuyền, dù lượn, bóng chuyền bãi biển... Du lịch biển còn giúp phát triển các thương hiệu sản vật địa phương như chả mực Hạ Long, mực khô Cô Tô, cá kìm Vân Đồn, hàu sữa Quảng Yên...

Trong điều kiện nguồn lực về ngân sách còn hạn chế, có thể nói các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm trong khai thác và phát triển du lịch chính là những cánh tay nối dài, giúp Quảng Ninh xây dựng và định vị thương hiệu du lịch biển đảo. Tuy nhiên, khai thác tiềm năng biển đảo là câu chuyện liên quan tới nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh quốc phòng. Do vậy, bên cạnh việc khoanh vùng bảo tồn, tỉnh cũng đã thực hiện khoanh vùng đối tượng các nhà đầu tư, các dự án đầu tư, các sản phẩm du lịch và đối tượng du khách phù hợp với từng khu vực nhằm phát triển du lịch biển đảo bền vững.

Phát triển du lịch biển đã góp phần quan trọng trong triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Giai đoạn 2011 - 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung cả nước. Kinh tế ven biển và biển đảo tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành, lĩnh vực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động và không ngừng tăng đóng góp vào ngân sách Nhà nước, qua đó đảm bảo định hướng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc.

                                                                                                Lê Hải

Cùng chuyên mục