21
8
Quốc tế/
/quoc-te
3354080
1499430
Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine
hy-vong-mong-manh-ve-lenh-ngung-ban-toan-dien-giua-nga-va-ukraine
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Ngày 17/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Tammy Bruce, cho biết Washington đã đệ trình một khuôn khổ đề xuất nhằm hướng tới một nền hòa bình “lâu dài và bền vững” giữa Nga và Ukraine, với sự tham gia của các đối tác châu Âu.

Ngày 17/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Tammy Bruce, cho biết Washington đã đệ trình một khuôn khổ đề xuất nhằm hướng tới một nền hòa bình “lâu dài và bền vững” giữa Nga và Ukraine, với sự tham gia của các đối tác châu Âu.

Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo bọc thép 2000 trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. Ảnh: REUTERS/TTXVN

“Chính quyền Tổng thống Donald Trump mong muốn chấm dứt cuộc chiến này, và hiện đã gửi đến các bên liên quan bản đề xuất về một nền hòa bình lâu dài và bền vững”, tờ Kyiv Independent dẫn tuyên bố của bà Bruce cho hay.

Đề xuất này cũng đã được chuyển tới các quan chức Ukraine và châu Âu tại Paris. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng đã truyền đạt nội dung tương tự với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thông qua một cuộc điện đàm.

“Thông điệp từ Ngoại trưởng Rubio gửi tới người đồng cấp Lavrov cũng chính là điều mà phía Mỹ đã trao đổi với phái đoàn Ukraine và các đồng minh châu Âu tại Paris”, bà Bruce cho hay.

Đáng chú ý, bà Bruce nói rằng đề xuất của Mỹ đã nhận được tín hiệu tích cực từ các bên tại Paris. Bà nhấn mạnh phản hồi tích cực này là một dấu hiệu khích lệ, cho thấy hòa bình hoàn toàn có thể đạt được – nếu tất cả các bên nghiêm túc cam kết tìm kiếm giải pháp.

Ngày 17/4, theo trang Avia Pro, vòng đàm phán quốc tế lần thứ hai nhằm tìm kiếm giải pháp cho xung đột Ukraine đã bắt đầu tại Paris. Các bên kỳ vọng có thể đạt được một tuyên bố ngừng bắn toàn diện vào ngày 20/4 – đúng dịp lễ Phục sinh, như một cử chỉ hòa bình mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Diễn ra từ ngày 16 đến 18/4, cuộc họp quy tụ nhiều nhân vật cấp cao từ Mỹ. Trong số đó có Ngoại trưởng Marco Rubio, đặc phái viên của Tổng thống Trump – ông Steve Witkoff, cùng với ông Keith Kellogg, người đang đảm nhiệm vai trò đặc phái viên chuyên trách về Nga và Ukraine.

Phía Ukraine cũng có mặt với phái đoàn cấp cao, dẫn đầu bởi ông Andriy Yermak – Chánh Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Thứ trưởng Ngoại giao Andriy Sybiha. Theo Reuters, chuyến công du Paris của phái đoàn Ukraine không được công bố trước – điều này cho thấy mức độ cấp bách và nhạy cảm của các cuộc đàm phán.

Phía Mỹ cũng đang tích cực trao đổi với các nhà lãnh đạo châu Âu. Trong đó, cố vấn của Tổng thống Pháp – ông Emmanuel Bonne, Thủ tướng Anh Jonathan Powell và cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Đức – ông Jens Plötner, đều đã tham dự để cùng phối hợp lập trường.

Đặc phái viên Steve Witkoff đã có cuộc gặp riêng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng đã hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot.

Về phần mình, Pháp đang tích cực điều phối các nỗ lực từ phía châu Âu nhằm đảm bảo an ninh cho Ukraine trong trường hợp một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết. Trong đó có cả phương án triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình – một sáng kiến đang được xem xét. Trước đó, Tổng thống Macron từng đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài một tháng, bao gồm ngừng các hoạt động quân sự trên không, trên biển và cả đối với cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận rộng rãi.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, mục tiêu trọng tâm của vòng đàm phán hiện tại là hiện thực hóa sáng kiến của Tổng thống Trump – chấm dứt chiến sự, ngăn thêm đổ máu và hướng tới một giải pháp hòa bình lâu dài cho Ukraine.

Trước đó, Mỹ đã dẫn đầu nhiều vòng đàm phán riêng rẽ với cả Ukraine và Nga tại Saudi Arabia, với nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn từng phần. Dù cả Moskva và Kiev đều chấp thuận ngừng bắn trong 30 ngày, song các bên vẫn các buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận.

Trong khi Mỹ, châu Âu đang hướng đến một lệnh ngừng bắn toàn diện, Nga dường như chưa sẵn sàng cho điều này và đưa ra một loạt điều kiện, bao gồm phương Tây phải ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, công nhận một số vùng lãnh thổ ở Ukraine thuộc Nga.

Tại một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Trump đã bày tỏ hy vọng sẽ nhận được câu trả lời từ phía Nga về việc gia hạn lệnh ngừng bắn trong tuần này.

“Tôi nghĩ chúng tôi đang đến rất gần với một bước tiến quan trọng. Sẽ sớm có thông báo cụ thể,” ông phát biểu tại Nhà Trắng.

Về phần mình, phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, lên tiếng chỉ trích Kiev không tuân thủ lệnh ngừng bắn, đồng thời cho rằng các cuộc tấn công vào hệ thống năng lượng Nga vẫn tiếp diễn.

Tại Liên hợp quốc ngày 17/4, đặc phái viên Nga Vasily Nebenzya nhấn mạnh: “Chúng tôi đã có một nỗ lực ngừng bắn có giới hạn liên quan đến cơ sở hạ tầng năng lượng, nhưng không được phía Ukraine tuân thủ. Trong tình hình hiện tại, việc nói về một lệnh ngừng bắn toàn diện là điều không thực tế”.

Cùng chuyên mục