21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3156891
1316402
Giữ vững chất lượng danh hiệu gia đình, khu dân cư văn hóa
giu-vung-chat-luong-danh-hieu-gia-dinh-khu-dan-cu-van-hoa
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Giữ vững chất lượng danh hiệu gia đình, khu dân cư văn hóa

Thi đua xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa đã trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại Quảng Ninh. Qua đó đã giúp khơi gợi được tinh thần, ý thức chủ động của người dân trong phát huy truyền thống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh từ cơ sở.

Thi đua xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa đã trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại Quảng Ninh. Qua đó đã giúp khơi gợi được tinh thần, ý thức chủ động của người dân trong phát huy truyền thống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh từ cơ sở.

Người dân thôn 6, xã Quảng Phong, huyện Hải Hà thực hiện "Ngày Chủ nhật xanh", dọn vệ sinh môi trường sống.

Có thể khẳng định, việc các gia đình, khu dân cư trong tỉnh tích cực thi đua đạt danh hiệu văn hóa đã góp phần tạo nhiều tác động tích cực vào mọi mặt của đời sống xã hội. Bởi để được công nhận danh hiệu này, từ mỗi người phải hình thành được ý thức trách nhiệm trong thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sinh hoạt, lao động mỗi ngày. Cụ thể như: Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; hưởng ứng các hoạt động phòng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; giữ gìn vệ sinh môi trường sống; xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; tích cực lao động, sản xuất để giảm nghèo, làm giàu chính đáng...

Để phong trào được triển khai sâu rộng, Sở VH&TT đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể liên tục tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của danh hiệu văn hóa tới mọi tầng lớp nhân dân. Hình thức tuyên truyền cũng đa dạng, như thông qua sinh hoạt thôn, tổ dân phố, đoàn thể; tổ chức các hoạt động văn hóa, TDTT; phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các phương tiện truyền thông đại chúng... Đặc biệt là sự vào cuộc rất hiệu quả của các tổ chức đoàn thể. Tiêu biểu như Hội LHPN với hoạt động “Ngày chủ nhật xanh”, thi đua xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; Hội Nông dân với phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, tích cực tham gia xây dựng NTM, tạo diện mạo khởi sắc cho các vùng quê; Hội CCB với phong trào “Gia đình hội viên gương mẫu”... Những hoạt động này đã làm cho việc xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa được cụ thể hóa, phong phú và sôi nổi.

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công huyện Tiên Yên.

Hiện nay, việc xét tặng danh hiệu văn hóa cho các gia đình, tổ dân, thôn, khu phố đang được thực hiện theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó bao gồm các quy định rất chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, quy trình, thủ tục, hồ sơ công nhận... Đơn cử, để đánh giá 1 gia đình có đạt danh hiệu văn hóa hay không thì phải dựa trên 3 tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua nơi cư trú; gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả. Còn để đánh giá khu dân cư văn hóa thì có 5 tiêu chuẩn: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch đẹp; chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trong tỉnh cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát thực hiện phong trào; chủ động tham mưu, đề xuất chính quyền các cấp thực hiện phong trào có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương. Công tác bình xét gia đình văn hóa được thực hiện hằng năm theo đúng quy định. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 94% số gia đình và 90% số thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn “Văn hóa”; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT quần chúng được duy trì hiệu quả với tỷ lệ dân số tham gia tập luyện thường xuyên tăng gần 8% so với năm 2015 (hiện đạt trên 36% dân số toàn tỉnh)...

Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa, bản văn hóa và tổ dân phố văn hóa. Trong đó, điều kiện, tiêu chuẩn được xét là gia đình văn hóa được quy định tại Điều 6, như sau:

  1. Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
  2. Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm: a) Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, tổ chức đoàn thể; b) Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
  3. Tổ chức cuộc họp bình xét theo hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết.
  4. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
  5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm.

Cùng chuyên mục