21
3
Xã hội/
/xa-hoi
2940799
1101575
Giữ hồn xưa
giu-hon-xua
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Giữ hồn xưa

Tết Trung thu không chỉ có giá trị về mặt tín ngưỡng mà còn ý nghĩa về mặt tinh thần. Dù cuộc sống mới có nhiều đổi thay nhưng nhiều phong tục, nét đẹp của Tết Trung thu như: Làm bánh Trung thu, phá cỗ, trông trăng, rước đèn, múa sư tử... vẫn được người dân gìn giữ, sáng tạo.

Tết Trung thu không chỉ có giá trị về mặt tín ngưỡng mà còn ý nghĩa về mặt tinh thần. Dù cuộc sống mới có nhiều đổi thay nhưng nhiều phong tục, nét đẹp của Tết Trung thu như: Làm bánh Trung thu, phá cỗ, trông trăng, rước đèn, múa sư tử... vẫn được người dân gìn giữ, sáng tạo.

faf
Đoàn viên thanh niên Bảo tàng Quảng Ninh hướng dẫn trẻ làm đèn Trung thu (ảnh chụp Tết Trung thu năm 2019).

Tháng 8 Âm lịch hàng năm là lúc trẻ nhỏ đều mong chờ Tết Trung thu. Trong các món đồ chơi Trung thu, đèn ông sao là thứ mà trẻ em yêu thích nhất. Còn gì thích thú hơn trong tiết trời mát mẻ của đêm trăng tròn, trẻ con được mẹ cha mua cho chiếc đèn ông sao để khoe với bạn bè, rước đi khắp phố phường, làng xóm.

Thật hân hoan khi cận kề Trung thu, ở các khu phố, tổ dân, trẻ nhỏ được cùng các anh, chú, bác làm những lồng đèn, tổ chức cỗ Trung thu. Đó chắc hẳn là những kỷ niệm đẹp theo suốt tuổi thơ.

Dù chịu sự cạnh tranh của đồ chơi ngoại nhập, đồ chơi truyền thống vẫn được coi trọng và có chỗ đứng với sự sáng tạo riêng. Bà Nguyễn Thị Thoa (số 104, Lê Thánh Tông, TP Hạ Long) vẫn giữ nghề làm đèn ông sao truyền thống suốt hơn 30 năm qua.Dù nhiều người bỏ nghề nhưng mỗi dịp Trung thu, căn nhà nhỏ của bà Thoa vừa là xưởng sản xuất đèn ông sao vừa thành cửa hàng bán đồ chơi.

"Để đèn bền đẹp, "xương" đèn cần làm bằng tre già và các loại giấy bóng kính, giấy dán được tìm lựa, nhập ngoại tỉnh. Sau này, chúng tôi còn tự cắt tỉa những bông hoa trang trí, những hình nổi động vật, hình Đô-rê-mon... phù hợp với trẻ nhỏ. Đặc biệt là ở giữa ông sao không thể thiếu hình Bác Hồ. Điều khiến tôi vui nhất là mỗi dịp Trung thu, con cháu, trẻ con khu phố tập trung đông vui ở quán như ngày hội..." - bà Thoa chia sẻ.

faff
Bà Thoa vẫn giữ nghề truyền thống làm đèn Trung thu để trẻ nhỏ có những món đồ chơi ý nghĩa.

Không chỉ làm đèn ông sao, bà Thoa còn cải tiến nhiều mẫu đèn kéo quân, lắp bóng đèn, pin cho các đèn ông sao cỡ lớn. Bà cũng chọn nhập những mặt hàng Trung thu truyền thống bền, được chuộng về bán, như: Trống da trâu, mặt nạ giấy bồi, đầu lân.

Bên cạnh các đồ chơi, Tết Trung thu không thể thiếu bánh. Bánh nướng, bánh dẻo theo hương vị cổ truyền vẫn luôn được coi trọng và ưu tiên được nhiều gia đình lựa chọn. Bánh Trung thu từ khuôn hình truyền thống như hình hoa sen, cây trúc, mặt nạ sư tử được sáng tạo, kỳ công hơn khi được nặn thêm hoa, lá nhiều màu, tinh xảo là sáng tạo nhỏ cho chiếc bánh trung thu 3D.

"Năm nay chúng tôi sẽ có 10 mẫu, dự kiến cho ra lò hàng nghìn chiếc bánh Trung thu 3D. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ giới thiệu, dạy để lớp trẻ biết làm bánh Trung thu”- anh Ngô Hữu Hoàng, Chủ tiệm bánh Enjoy Cake, ở phường Quang Trung (Uông Bí) tâm đắc.

Trong ký ức của những người thế hệ 8X về trước hẳn không thể nào quên những trò chơi truyền thống mỗi dịp Trung thu mà thời nay gần như đã biến mất. Bởi thế, mấy năm qua, mỗi dịp Trung thu khi chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, Bảo tàng Quảng Ninh đều tổ chức chương trình "Trung thu cho em" tái hiện không gian đậm chất văn hóa truyền thống, với đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi, hình trang trí cây đa, chú Cuội để thiếu nhi vui chơi. Đây là cách giới thiệu, tiếp cận và cũng là giáo dục trẻ hiểu, biết thêm về truyền thống, về ý nghĩa của Tết Trung thu.

Do yêu cầu phòng chống dịch Covid -19, các hoạt động đón Tết Trung thu năm nay sẽ bị hạn chế, khó có thể tổ chức quy mô, vui nhộn như mọi năm. Hy vọng, Trung thu năm sau sẽ bình an để các em được thoả sức vui chơi.

Cùng chuyên mục