21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2308147
656411
Giảm nghèo bền vững- Phải tìm được gốc rễ của sự nghèo
giam-ngheo-ben-vung-phai-tim-duoc-goc-re-cua-su-ngheo
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Giảm nghèo bền vững- Phải tìm được gốc rễ của sự nghèo

Thực tế ở những vùng đồng bào dân tộc thì gốc rễ của việc giảm nghèo đối với các địa bàn này không chỉ là cải thiện thu nhập, kích thích ý thức tự giác vươn lên của các hộ nghèo để họ không ỷ lại vào cơ chế, không muốn thoát nghèo mà điều quan trọng là từ sự thay đổi nhận thức về cuộc sống, về khao khát muốn được thụ hưởng những giá trị cuộc sống của người dân.

Trao đổi về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã sau khi rà soát theo tiêu chí mới còn rất cao 505 hộ, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức (Hải Hà) cho rằng: Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều hộ nếu chỉ tính mức thu nhập thì họ không hề nghèo bởi họ có hàng trăm triệu đồng, có hộ có hàng chục con trâu, con bò, con lợn, hàng chục ha rừng trồng quế nhưng do nhận thức của đồng bào nên họ không chịu sửa sang nhà cửa hay đầu tư mua sắm các vật dụng sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi áp theo tiêu chí nghèo mới (đa chiều) thì nhiều hộ dân của Quảng Đức được xếp vào diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, nhất là tiêu chí liên quan đến nhà ở, nước sạch, thông tin…

Đây không chỉ là thực trạng ở Quảng Đức mà rất nhiều thôn, xã trong diện đặc biệt khó khăn của tỉnh có đồng bào dân tộc ít người sinh sống đang gặp phải. Câu chuyện một cán bộ chủ chốt của huyện Bình Liêu kể về việc huyện, xã tổ chức lực lượng đến giúp việc ma chay cho một hộ nghèo neo đơn phát hiện ra người đã khuất có hơn trăm triệu đồng gói ghém bọc giấy rất cẩn thận, thậm chí có những đồng tiền đã mục nát… Thực tế ở những vùng đồng bào dân tộc thì gốc rễ của việc giảm nghèo đối với các địa bàn này không chỉ là cải thiện thu nhập, kích thích ý thức tự giác vươn lên của các hộ nghèo để họ không ỷ lại vào cơ chế, không muốn thoát nghèo mà điều quan trọng là từ sự thay đổi nhận thức về cuộc sống, về khao khát muốn được thụ hưởng những giá trị cuộc sống của người dân.

Để người nghèo không chỉ đủ ăn mà còn được tiếp cận các dịch vụ tối thiểu về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã có những chỉ đạo rất quyết liệt, bằng các giải pháp rất cụ thể như yêu cầu các bệnh viện tuyến tỉnh hàng tháng phải tổ chức các đoàn bác sỹ xuống tận thôn, bản khám chữa bệnh cho người dân; tổ chức các phiên giao dịch, hỗ trợ việc làm đến tận các xã, tăng cường nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huy động xã hội hóa hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn… Dù rất cố gắng nhưng thực tế số hộ nghèo trên toàn tỉnh hiện còn gần 6.000 hộ, hộ cận nghèo còn trên 8.500 hộ mà nguyên nhân nghèo của các hộ này vẫn chưa được xác định rõ nên hiệu quả trong xóa nghèo càng khó khăn hơn.

Các chuyên gia đã khẳng định việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều là một phương thức để hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững và phù hợp với nhận thức chung của thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu. Để giảm nghèo thực sự hiệu quả, trong giai đoạn mới đòi hỏi cách làm phải mới, phải vượt khỏi tư duy cũ, không chỉ ở việc triển khai các chính sách giảm nghèo mà còn phải từ chính nhận thức không muốn nghèo của người dân. Và câu chuyện phải bắt đầu từ việc tìm ra được gốc rễ nghèo của mỗi hộ dân.

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục