21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2340972
705026
"Giải cứu" nông sản
giai-cuu-nong-san
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

"Giải cứu" nông sản

Một trong những câu chuyện thời sự khiến dư luận cả nước quan tâm những ngày qua là việc "giải cứu" đàn lợn thịt. Trong đó, Đồng Nai "nổi lên" như một tỉnh có số lượng lợn thịt lớn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiều của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, người dân và đặc biệt là các tỉnh, thành phố khác trong cả nước để người chăn nuôi thoát khỏi cảnh lao đao.

Một trong những câu chuyện thời sự khiến dư luận cả nước quan tâm những ngày qua là việc “giải cứu” đàn lợn thịt. Trong đó, Đồng Nai “nổi lên” như một tỉnh có số lượng lợn thịt lớn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiều của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, người dân và đặc biệt là các tỉnh, thành phố khác trong cả nước để người chăn nuôi thoát khỏi cảnh lao đao.

Theo tin từ tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh này có khoảng 1,7 triệu con lợn, trong đó khoảng 300.000 con đang trong thời kỳ xuất chuồng. Thế nhưng không có thương lái đến mua và giá thu mua lợn hơi chỉ vào khoảng 20.000 đến 24.000 đồng/kg. Với giá bán này, người chăn nuôi hiện thua lỗ khoảng 1 triệu đồng/con lợn bán ra. Để hỗ trợ người chăn nuôi đỡ bị lỗ nặng vì giá xuống thấp kỷ lục, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo mở các quầy thịt lợn, đồng thời kêu gọi người dân, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đơn vị... mua ủng hộ. Chương trình đã mua lợn hơi của các hộ chăn nuôi với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn 8.000 đồng/kg so với giá thị trường. Việc “giải cứu” lợn thịt cho người nông dân đã được dư luận đồng tình và nhận được sự hưởng ứng cao của nhiều tổ chức, người dân.

Còn đối với Quảng Ninh, theo thống kê, đến đầu năm 2017, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh khoảng 400.000 con. Trung bình mỗi ngày sản lượng lợn xuất chuồng cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 con. Lợn thịt trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêu thụ vào các khu công nghiệp, công ty than và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không như ở nhiều địa phương khác, người chăn nuôi của Quảng Ninh ít bị ảnh hưởng hơn bởi giá lợn giảm mạnh do tổng đàn lợn không lớn.

Tuy vậy, để chủ động giúp người chăn nuôi vơi bớt những khó khăn, lo lắng trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành Văn bản số 3013/UBND-NLN3 chỉ đạo việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và một số giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, cơ quan, các hộ tiêu thụ lớn về thịt để đẩy mạnh tiêu thụ, sử dụng sản phẩm thịt lợn nhằm chia sẻ bớt khó khăn với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời UBND tỉnh cũng yêu cầu rà soát, điều chỉnh các cơ sở chăn nuôi công nghiệp đảm bảo phù hợp; tổ chức chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại làm động lực nhằm kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung - cầu của thị trường các sản phẩm chăn nuôi.

Hiện tại, không chỉ các địa phương đang tích cực “giải cứu” đàn lợn thịt cho những hộ chăn nuôi mà ngay cả ngành Ngân hàng cũng đã vào cuộc. Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi; các ngân hàng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của các hộ và doanh nghiệp chăn nuôi...

Có thể thấy, việc “giải cứu” đàn lợn thịt cho người chăn nuôi đang được nhiều người, tổ chức, doanh nghiệp... hưởng ứng, ủng hộ. Thế nhưng, đó chỉ là việc làm trước mắt mang tính tình thế. Vấn đề đáng nói ở đây là chúng ta không thể cứ mãi tổ chức “giải cứu” nông sản, khi mà những bài học nhãn tiền đã có. Còn nhớ trước đây cả nước đã từng chung tay “giải cứu” dưa hấu, hành tím, chuối... và bây giờ là lợn thịt. Nhiều người cho rằng, ngành Nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng phải “giải cứu” tầm nhìn. Nông sản Việt Nam không thể trông đợi vào lòng thương hại của người tiêu dùng. Để xảy ra điều này, trách nhiệm không nhỏ do các cơ quan quản lý đã quá chậm trễ trong việc lập các quy hoạch, cảnh báo về quy mô chăn nuôi, trồng trọt, sự biến động thị trường... Cùng với đó, người nông dân cần phải được tham gia vào chuỗi giá trị, ký kết thoả thuận rõ ràng với bên bao tiêu sản phẩm từ đó chủ động về quy mô chăn nuôi, trồng trọt của mình.

Thái Bình

Cùng chuyên mục