21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2391740
795321
Đưa thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng
dua-thuy-san-thanh-nganh-kinh-te-quan-trong
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Đưa thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng

Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế quan trọng với định hướng phát triển bền vững.

Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế quan trọng với định hướng phát triển bền vững.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi trách nhiệm cả phía nhà nước và ngư dân, cả sự vào cuộc của hệ thống chính trị với quyết tâm xây dựng một nghề cá bền vững, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Hiện nay, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề “nóng” được tỉnh và nhân dân trên địa bàn rất quan tâm. Nguồn lợi thuỷ sản đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhất là thói quen đánh bắt hải sản theo kiểu tận diệt đã gây thiệt hại về môi trường, phá hủy các quần đàn hải sản và tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập của ngư dân.

Quảng Ninh có diện tích mặt nước biển, bãi triều rộng lớn hình thành nên những vùng nuôi trồng thủy sản thuận lợi. Để giảm áp lực khai thác ven bờ, tỉnh đã xây dựng nhiều cơ chế hỗ trợ ngư dân chuyển nghề từ khai thác hải sản gần bờ sang nuôi trồng thuỷ, hải sản trên các ao, đầm, bãi triều, vùng nước. Cùng với đó, tỉnh đã quy hoạch được 6 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Đó là vùng nuôi tôm 2.747ha tại Quảng Yên, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái; vùng nuôi nhuyễn thể 2.625ha tại Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà; vùng nuôi cá song 620ha tại Vân Đồn; vùng nuôi ghẹ 36ha tại Móng Cái; vùng nuôi cua kết hợp cá, tôm 906ha tại Quảng Yên; vùng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 2.983ha tại Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí. Hoạt động nuôi trồng đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm, theo hướng đồng bộ. Bên cạnh đó, hình thức nuôi đã chuyển dần từ nuôi bán thâm canh sang thâm canh. Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt gần 20.000ha, trong đó nuôi nước ngọt 3.307ha, nuôi nước lợ 12.610ha, nuôi cá biển trong ao đầm và rào chắn là 1.583ha…

Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh việc kiểm tra và xử lý đối với các vi phạm về đánh bắt, khai thác thuỷ sản tận diệt. Bước đầu công tác này đã có những kết quả tích cực, thay đổi thói quen đánh bắt của ngư dân. Đồng thời, các địa phương cũng đã nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý vùng bờ, ven bờ, bãi triều trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngư dân hiểu được việc ngăn chặn khai thác thủy sản theo hướng tận diệt là bảo vệ cuộc sống của chính người dân, của thế hệ tương lai và bảo vệ hệ sinh thái, nguồn tài nguyên môi trường đã được các cấp, ngành, đoàn thể chú trọng. Qua đó đã từng bước nhận được sự đồng thuận của người dân. Điểm nhấn nổi bật là sự chuyển dịch cơ cấu khai thác hải sản theo hướng giảm phương thức đánh bắt tận thu, hủy diệt nguồn lợi; tăng các loại nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường như lưới rê, chài chụp, câu, tàu dịch vụ.

Nhằm phát triển nghề cá bền vững, đạt mục tiêu đề ra, tỉnh đang tích cực triển khai xây dựng Chính sách chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ sang nghề khác cho ngư dân; hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến công tác quản lý tàu cá và đăng ký, đăng kiểm tàu cá để triển khai Luật Thủy sản năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019). Đồng thời, tỉnh sẽ thực hiện giao chỉ tiêu, kế hoạch để các địa phương có giải pháp giảm số lượng tàu khai thác gần bờ và phát triển các cơ sở chế biến thủy sản kết hợp với du lịch, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.                                                                                               

Nguyên Lâm

Cùng chuyên mục