21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2341022
704846
Động lực và niềm tin
dong-luc-va-niem-tin
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Động lực và niềm tin

Cách đây 56 năm, sáng 9-5-1961, chiếc máy bay trực thăng số hiệu VN-51D (hiện trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân) hạ cánh đưa Bác Hồ thăm đảo Cô Tô, bấy giờ thuộc tỉnh Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Nhân dân và bộ đội trên đảo cảm động, hân hoan chào đón Bác.

Cách đây 56 năm, sáng 9-5-1961, chiếc máy bay trực thăng số hiệu VN-51D (hiện trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân) hạ cánh đưa Bác Hồ thăm đảo Cô Tô, bấy giờ thuộc tỉnh Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Nhân dân và bộ đội trên đảo cảm động, hân hoan chào đón Bác. Trong trang phục giản dị áo kaki bạc, quần màu nâu, chân đeo đôi dép cao su, Bác Hồ đã đến thăm hỏi những người lính giữ đảo, thăm nơi nông dân làm muối, bới thử luống khoai... Trò chuyện với đồng bào, chiến sĩ trên đảo và lãnh đạo tỉnh đi cùng, Bác căn dặn: “Cán bộ tỉnh cần phải hướng dẫn và giúp đỡ cho đồng bào các đảo cũng đều tiến bộ, để đồng bào các đảo góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà...”. Người cũng nhắc nhở: “Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo nhưng Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”.

56 năm sau chuyến thăm lịch sử của Bác tới đảo, Cô Tô đang ngày một đổi thay. Như lời Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Bá Nam, từ chỗ chỉ có 1 chi bộ, đến nay đã là Đảng bộ cấp huyện, với 55 đảng bộ, chi bộ cơ sở, chất lượng đảng viên ngày càng tăng; bộ máy chính quyền tinh gọn, ngày càng hiệu quả. Từ những nghề chính như khai thác thuỷ sản, nông nghiệp, sản xuất muối, tới nay cơ cấu kinh tế của Cô Tô đã có chuyển biến: Nông, lâm, ngư nghiệp, nhất là đánh bắt, nuôi trồng hải sản vẫn chiếm chủ đạo với khoảng 41%, du lịch - dịch vụ khoảng 38%, còn lại là xây dựng, giao thông. Tuy nhiên, du lịch - dịch vụ được huyện xác định là chủ đạo và sẽ từng bước chiếm tỷ trọng lớn hơn nữa.

Nói về sự phát triển của Cô Tô chỉ tính từ khoảng 1994 - thời điểm thành lập huyện đến nay, một số người dân ví von rằng: Ngày trước đường ở Cô Tô chỉ như bờ ruộng, nay là đại lộ, đủ thấy sự phát triển của đảo tiền tiêu như thế nào. Quả thực, Cô Tô đang ngày một chuyển mình. Tới nay, huyện đã được công nhận huyện nông thôn mới. Giao thông bằng tàu cao tốc từ đất liền ra đảo Cô Tô và đảo Thanh Lân giờ chỉ còn 45-70 phút. Trên đảo, các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước đã được Đảng, Nhà nước, tỉnh quan tâm đầu tư. Hệ thống trường học các cấp tại các xã, thị trấn xây dựng khang trang. Dự án đường xuyên đảo Cô Tô bằng bê tông rộng gần 10m sắp hoàn thành. Các tuyến đường trung tâm thị trấn, khu vực tượng đài Bác thảm nhựa phẳng lỳ. Đặc biệt, chủ trương và quyết tâm đưa điện lưới quốc gia ra đảo là một đột phá không chỉ với đời sống sinh hoạt của nhân dân trên đảo mà còn thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển, nhất là dịch vụ du lịch. Có điện, giao thông thuận lợi, đã và đang ngày càng có nhiều khách sạn, nhà nghỉ mọc lên ở đảo Cô Tô và đảo Thanh Lân. Cô Tô ngày càng hấp dẫn du khách. Những bãi tắm Vàn Chảy, Hồng Vàn, bãi đá Cầu Mỵ, con đường Tình Yêu, hải đăng... đã trở thành đích đến của nhiều du khách.

Mặc dù đã được nhiều kết quả nhưng trên chặng đường phát triển, Cô Tô còn nhiều việc phải làm, cần giải quyết như vấn đề chất lượng nguồn nhân lực (quản lý, phục vụ, lao động), đầu tư hạ tầng, nhất là dịch vụ du lịch cần kêu gọi nhà đầu tư chiến lược, giải quyết xung đột giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan, quản lý quy hoạch, quản lý nhà nước... Hơn bao giờ hết, lời dạy của Bác năm nào “Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo nhưng Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ” chính là động lực, niềm tin để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên đảo đoàn kết, khắc phục khó khăn, vươn lên, xây dựng Cô Tô ngày càng phát triển, xứng đáng là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Trần Minh

Cùng chuyên mục