21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2459601
973239
Điểm tựa thoát nghèo
diem-tua-thoat-ngheo
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Điểm tựa thoát nghèo

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của quốc gia, Quảng Ninh đã xác định giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững. Theo đó, tỉnh đã lồng ghép thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu khác một cách hiệu quả.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của quốc gia, Quảng Ninh đã xác định giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững. Theo đó, tỉnh đã lồng ghép thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu khác một cách hiệu quả.

Từ những chương trình lồng ghép đó mà người dân đã có cơ hội, kiến thức và kinh nghiệm để tự vươn lên thoát nghèo. Quảng Ninh thực hiện Chương trình 135, Đề án 196 theo hướng khuyến khích, phát huy hơn nữa sự chủ động của các địa phương và vai trò chủ thể, ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo của cộng đồng, người dân, từng bước thay hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng hỗ trợ cho vay, hỗ trợ có điều kiện, gắn với trách nhiệm của cộng đồng, người dân. Từ năm 2017 đến nay,  tỉnh đã ưu tiên nguồn ngân sách thực hiện Chương trình 135, Đề án 196 lên tới 1.903 tỷ đồng, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở, hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cộng đồng.  Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có tới 17 xã (với 154 thôn, bản) và 54 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Nhờ thực hiện tốt Chương trình 135 với Đề án 196 đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn nên công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao.

Theo kế hoạch đến hết năm nay, tỉnh sẽ hoàn thành việc đưa tất cả các xã, thôn nói trên ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, về đích trước 1 năm so với lộ trình đặt ra. Hiện nay, Quảng Ninh đang triển khai đồng thời hai chương trình mục tiêu quan trọng: Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020. Chương trình này nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là các địa bàn nghèo. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện đăng ký cam kết vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai đồng loạt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo hướng mở rộng các chính sách kích thích sản xuất, khuyến khích thoát nghèo để người dân khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở cho việc triển khai các chính sách giảm nghèo. Đặc biệt, các cấp chính quyền cơ sở phải nắm được nguyên nhân nghèo và nguyện vọng của từng hộ nghèo để có những giải pháp hỗ trợ cụ thể, sát thực giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, trong thời gian qua, nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm, các tổ chức. Từ sự đóng góp quý báu này, quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh trong 3 năm qua đã phân khai gần 20,5 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà cho 818 hộ nghèo; hỗ trợ đầu tư bằng công trình, nguyên vật liệu trị giá trên 60 tỷ đồng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với cách làm có nhiều đổi mới và sáng tạo, Quảng Ninh đã trở thành điểm sáng trong toàn quốc về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Nhiều địa phương trong tỉnh như Ba Chẽ, Bình Liêu... đã có nhiều mô hình, sáng kiến giảm nghèo được nhân rộng. Nhiều gương điển hình tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo đã trở thành nét đẹp có sức lan toả lớn trong cộng đồng và trở thành các điểm tựa để khơi dậy ý chí vươn lên của chính người nghèo trên địa bàn tỉnh.

Thanh Phong

[links()]

Cùng chuyên mục