21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2311865
660273
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
dich-vu-cong-truc-tuyen-muc-do-3
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

Tại Điều 3 của Nghị định 43/2011/NĐ-CP (ngày 13-6-2011) của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thì dịch vụ công trực tuyến được giải thích như sau: Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Tại Điều 3 của Nghị định 43/2011/NĐ-CP (ngày 13-6-2011) của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thì dịch vụ công trực tuyến được giải thích như sau: Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Cũng trong Điều 3 đã nêu rất rõ về 4 mức độ của dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể như sau: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Chúng ta đều biết, từ ngày 1-7, tỉnh Quảng Ninh thí điểm triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ở 13 sở, ngành và 3 địa phương (TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và TX Quảng Yên). Theo đó, đối với 13 sở, ngành triển khai tối thiểu 20% số thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện của đơn vị cho công dân và các tổ chức thông qua Trung tâm Hành chính công tỉnh. Còn với TP Hạ Long triển khai 59 thủ tục hành chính thông qua Trung tâm Hành chính công thành phố và tại 2 phường là Cao Thắng và Giếng Đáy. Tại TP Cẩm Phả, triển khai đối với 66 thủ tục hành chính thông qua Trung tâm Hành chính công thành phố và 16 dịch vụ công trực tuyến cấp xã tại 3 phường là Cẩm Trung, Cẩm Bình và Cẩm Thạch. Với TX Quảng Yên, triển khai 56 thủ tục hành chính thông qua Trung tâm Hành chính công thị xã và ở 2 xã Liên Hoà, Hiệp Hoà.

Để kịp thời phản ánh và cung cấp thông tin với bạn đọc, bên cạnh việc tuyên truyền thường kỳ ở các chuyên mục, thì trên số báo Quảng Ninh hàng ngày ra ngày 15-7-2016 đã dành trọn vẹn 1 trang để phản ánh về kết quả 10 ngày đầu triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tuy số hồ sơ nộp qua mạng thực hiện dịch vụ mức độ 3 chưa nhiều (theo thống kê từ BQL điều hành dự án chính quyền điện tử trong 10 ngày có 64 hồ sơ) nhưng điều cần ghi nhận là sự nỗ lực, cố gắng cao nhất của các sở, ngành, địa phương tham gia trong đợt đầu tiên này. Không phải không có những khó khăn nhưng trên hết là tinh thần phục vụ vì nhân dân, vì một nền hành chính hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp tục gỡ những vấn đề nội tại thì điều cần quan tâm nhất hiện nay chính là cần sự vào cuộc đồng bộ từ cấp uỷ, chính quyền cho tới các tổ chức đoàn thể và thậm chí ở ngay từng tổ dân, khu phố phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Bởi, trong thực tế cho thấy, vẫn có không ít người dân chưa cập nhật được thông tin về việc tỉnh đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc có bộ phận thì hiểu chưa đầy đủ. Nói một cách khác, đây chính là quá trình đào tạo “công dân điện tử”. Vẫn biết rằng, bên cạnh việc tập huấn còn nhiều yếu tố khác chi phối nhưng trước hết mỗi công dân cần phải biết đủ, biết đúng về những lợi ích dịch vụ mà chính họ là người thụ hưởng.

Mong rằng, từ việc sớm nhận ra những “điểm nghẽn” cần thông trong thời gian triển khai thí điểm cũng chính là nền tảng cho thành công của mốc hết tháng 9-2016 triển khai 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại các cấp, các ngành và địa phương.

Ngọc Lê

Cùng chuyên mục