21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3163066
1322086
Để phụ nữ và trẻ em gái không còn là nạn nhân của bạo lực giới
de-phu-nu-va-tre-em-gai-khong-con-la-nan-nhan-cua-bao-luc-gioi
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Để phụ nữ và trẻ em gái không còn là nạn nhân của bạo lực giới

Trước nguy cơ trở thành nạn nhân của một vụ bạo lực gia đình, chị N.T.H (trú tại TP Hạ Long) được đơn vị chức năng kết nối đưa về tạm lánh tại Ngôi nhà Ánh Dương.

Trước nguy cơ trở thành nạn nhân của một vụ bạo lực gia đình, chị N.T.H (trú tại TP Hạ Long) được đơn vị chức năng kết nối đưa về tạm lánh tại Ngôi nhà Ánh Dương. Tại đây chị H được tư vấn ổn định tinh thần, được chăm sóc sức khỏe, được cung cấp các thông tin pháp luật nói chung, đặc biệt là các kiến thức pháp luật về chống bạo lực giới, được can thiệp trong giới hạn cho phép về vụ việc của chị… Tất cả các dịch vụ nói trên đều miễn phí, thông tin về chị N.T.H cũng được giữ kín.

Ngôi nhà Ánh Dương là mô hình Trung tâm can thiệp, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đầu tiên của cả nước. Dự án này do chính phủ Hàn Quốc tài trợ, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2020; hiện thuộc Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh (Sở LĐTB&XH) quản lý và vận hành. Từ khi đi vào sử dụng đến nay, Ngôi nhà Ánh Dương nhận được trên 200 cuộc gọi thông báo xảy ra vụ việc bạo lực giới, trên 50% trong số đó được tư vấn pháp luật phù hợp, được hướng dẫn thực hiện ngay những hoạt động bảo vệ cần thiết, nhiều trường hợp đã đến tạm lánh và được can thiệp sâu về vụ việc…

Ngôi nhà Ánh Dướng nằm trong những hoạt động thiết thực của Quảng Ninh nhằm phòng chống bạo lực giới, một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu bình đẳng giới mà tỉnh Quảng Ninh đã và đang tích cực triển khai hơn chục năm qua, kể từ khi Luật Bình đẳng giới có hiệu lực năm 2007.

Tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường tại trường THCS Lý Tự Trọng, phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả.
Tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường tại trường THCS Lý Tự Trọng, phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả.

Cùng với Ngôi nhà Ánh Dương, thời điểm hiện tại, các đơn vị, địa phương đã thành lập 25 mô hình bình đẳng giới, 56 câu lạc bộ hôn nhân và gia đình, 76 địa chỉ tạm lánh và nhà tạm lánh, 28 đường dây nóng về phòng chống bạo lực giới… Tất cả các mô hình này đều đang được quan tâm, tạo điều kiện hoạt động, nhằm trợ giúp các trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của nạn buôn bán người…

Mô hình Bình đẳng giới phường Tràng An (TX Đông Triều) đã duy trì hoạt động được khoảng 5 năm nay. Mô hình có quy chế hoạt động rất rõ ràng, có nguồn kinh phí hoạt động, có phân công phân nhiệm con người phụ trách và trực tiếp thực hiện… từ đó được đánh giá cao về hiệu quả.

Chị Hoàng Thị Xinh, Phó Chủ tịch UBND phường, cho biết: Nhiều trường hợp nạn nhân của nạn bạo lực gia đình trên địa bàn TX Đông Triều đã tìm đến với mô hình Bình đẳng giới Tràng An để được tư vấn, hỗ trợ, qua đó nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới để bảo vệ mình, quan trọng hơn là họ lấy lại sự tự tin, chủ động xử lý các vấn đề hôn nhân gia đình, xử lý các tình huống bạo lực giới nếu có tiếp diễn xảy ra.

Được biết cùng với Tràng An, hiện TX Đông Triều đang xây dựng thêm một mô hình Bình đẳng giới tại phường Hưng Đạo trên cơ sở phát huy cách làm của mô hình phường Tràng An kết hợp với những dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu hơn. 

Hiện nay nữ giới đang chiếm trên 40% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là đối tượng khả năng phải chịu thiệt thòi khi xảy ra bạo bực giới. Ảnh công nhân Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh.
Hiện nay nữ giới đang chiếm trên 40% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là đối tượng khả năng phải chịu thiệt thòi khi xảy ra bạo bực giới. Ảnh công nhân Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh.

Theo bà Lê Thị Hồng Thái, Trưởng Phòng Bình đẳng giới (Sở LĐTB&XH): Các mô hình bình đẳng giới, câu lạc bộ hôn nhân và gia đình, địa chỉ tạm lánh và nhà tạm lánh, đường dây nóng về phòng chống bạo lực giới hay mới nhất là Ngôi nhà Ánh Dương đều rất cần thiết được hình thành và hoạt động. Bởi theo báo cáo gần đây của Sở LĐTB&XH, hiện nay tình trạng bạo lực giới vẫn đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng, dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau, song đều làm tổn thương đến các nạn nhân, trong đó phần lớn nạn nhân là nữ giới. Toàn tỉnh Quảng Ninh có đến 48.500 công dân nữ và trẻ em nữ, đây chính là đối tượng khả năng phải chịu thiệt thòi, tổn thương thể chất và tinh thần khi có bạo lực giới xảy ra là rất cao.

Thực tế giai đoạn 2016 - 2020, theo báo cáo của Hội Phụ nữ tỉnh có đến 1.056 vụ bạo lực giới đã xảy ra, 885 nạn nhân là nữ giới. Ngay trong năm 2020, toàn tỉnh xảy ra gần 200 vụ việc bạo lực giới, trong đó đến 80% là nạn nhân nữ. Từ những con số trên cho thấy công tác phòng chống bạo lực giới thời gian tới cần được tiếp tục tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả cả về chất và lượng

Cùng chuyên mục