21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2405081
830066
Để kinh tế biển mang lại sự phát triển thịnh vượng
de-kinh-te-bien-mang-lai-su-phat-trien-thinh-vuong
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Để kinh tế biển mang lại sự phát triển thịnh vượng

Mạnh về biển, giàu từ biển quan điểm trung ương chỉ đạo thực hiện xuyên suốt đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và trên cơ sở đó mỗi địa phương sẽ cụ hóa bằng cách làm của mình để kinh tế biển thực sự mang lại sự phát triển thịnh vượng.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW về phát triển chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế biển đất nước ta. Hầu hết các địa phương có biển đều có giải pháp rất cụ thể để khai thác tiềm năng từ biển, trung ương cũng có sự đầu tư lớn để hình thành các khu kinh tế ven biển, các đô thị ven biển, kết nối hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, các ngành như hàng hải, khai thác hải sản đều được đầu tư ngày càng hiện đại hóa, ngành khai thác dầu khí tiếp tục có những đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước; công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo được giữ vững, nhiều trang thiết bị quốc phòng mới, hiện đại đã được đầu tư, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới…

Như đối với Quảng Ninh - tỉnh có 250km đường bờ biển với 10/14 địa phương tiếp giáp biển. Bằng những giải pháp thực hiện rất khoa học, tỉnh đã có những bước đi rất đúng hướng trong khai thác được tiềm năng của các cảng biển nước sâu vào phát triển dịch vụ cảng và vận tải biển, các vùng vịnh kín gió phát triển kinh tế thủy sản, du lịch biển đảo hướng đến chất lượng cao, chủ động xây dựng đề án thí điểm xây dựng Vân Đồn là Khu kinh tế đặc biệt ven biển. Kinh tế biển không chỉ đóng góp chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh mà còn tạo ra những động lực phát triển mới cho tỉnh.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu nhấn mạnh những kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện chiến lược biển theo Nghị quyết 09, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, yếu kém. Đó là, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế biển và ven biển khó đạt được vào năm 2020. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển được xác định ưu tiên đầu tư nhưng phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển, nhất là hệ thống cảng biển và mạng lưới giao thông kết nối còn dàn trải, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Quy hoạch các khu vực ven biển và một số ngành, lĩnh vực còn nhiều bất cập. Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, đảo vẫn lớn; biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn biến phức tạp và có tác động tiêu cực ngày càng rõ nét. Đầu tư cho điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quản lý nhà nước về biển, đảo còn lúng túng, hiệu lực, hiệu quả chưa cao….

Để kinh tế biển là cú huých quan trọng, từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65-70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo…

Mạnh về biển, giàu từ biển quan điểm trung ương chỉ đạo thực hiện xuyên suốt đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và trên cơ sở đó mỗi địa phương sẽ cụ hóa bằng cách làm của mình để kinh tế biển thực sự mang lại sự phát triển thịnh vượng.

Ngọc Lan

 

Cùng chuyên mục