21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2327041
677974
Để giảm nghèo bền vững...
de-giam-ngheo-ben-vung
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Để giảm nghèo bền vững...

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã hết sức quan tâm đến công tác giảm nghèo bằng việc triển khai nhiều chính sách, trong đó có các chính sách riêng của tỉnh đối với các đối tượng được thụ hưởng cao hơn của Trung ương.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã hết sức quan tâm đến công tác giảm nghèo bằng việc triển khai nhiều chính sách, trong đó có các chính sách riêng của tỉnh đối với các đối tượng được thụ hưởng cao hơn của Trung ương. Cùng với đó, sự chung tay vào cuộc của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... đã góp phần cải thiện đáng kể diện mạo các vùng, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Các xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi rõ rệt. Người nghèo đã được tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ các chính sách; đời sống của người nghèo và nhân dân được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đạt được kết quả ấy là cố gắng rất cao của cả hệ thống chính trị của Quảng Ninh, từ tỉnh đến cơ sở. Mới đây nhất, ngày 7-12-2016, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về việc bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu là đến hết năm 2020, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng dân tộc miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số  trong tỉnh, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa đô thị và miền núi, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới, năm 2015, toàn tỉnh có 15.340 hộ nghèo (4,56%), năm 2016, toàn tỉnh có 11.582 hộ nghèo (3,39%). Trong đó, tổng số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn 22 xã đặc biệt khó khăn là 9.685 hộ, chiếm 64,57% tổng số hộ dân trên địa bàn, cao gấp 8,37 lần so với tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 1,06%. Để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững đòi hỏi quyết tâm rất lớn của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh yêu cầu nguồn lực rất lớn, với một tổng thể chính sách hỗ trợ, đầu tư, nâng cấp về hạ tầng thiết yếu, nhất là về giao thông, thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất, giáo dục, nhân lực, việc làm... thì khuyến khích ý thức tự lực, ý chí vươn lên đối với người nghèo, xã nghèo có lẽ là cách để giảm nghèo bền vững khả dĩ nhất.

Thực tế cho thấy không riêng Quảng Ninh mà nhiều địa phương trong cả nước, đây đó vẫn có không ít những hộ nghèo còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, thậm chí ngại và sợ... thoát nghèo, bởi thoát nghèo đồng nghĩa với không được thụ hưởng những chế độ, chính sách áp dụng cho hộ nghèo. Trong khi đó, đối tượng hộ nghèo lại chiếm đa số là các hộ thuộc địa phương vùng sâu, vùng xa, nhất là các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Bởi vậy, chủ trương hỗ trợ “cho cần câu hơn cho xâu cá” là rất đúng đắn. Theo số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng đã triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó có 8 chương trình liên quan trực tiếp đến giảm nghèo với tổng số tiền cho vay đạt gần 2.400 tỷ đồng, cho trên 118.000 lượt khách hàng vay vốn. Riêng mức vay đối với hộ nghèo đã được nâng từ 30 triệu đồng lên tối đa 50 triệu đồng. Một số địa phương như huyện Ba Chẽ và huyện Đầm Hà đã ban hành cơ chế động viên, khuyến khích các hộ thoát nghèo. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đổi mới cách làm qua vận động, giới thiệu các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đến tận địa chỉ các hộ nghèo để trao đổi cách hỗ trợ, giúp thoát nghèo. Nhiều tổ chức, đoàn thể đã hỗ trợ hộ nghèo bằng cách giúp cây, con giống, kỹ thuật... Một trong các yếu tố quan trọng nhất, đó là cần tuyên truyền để các hộ nghèo nhận thức được để thoát nghèo thì sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể với mình chỉ là đòn bẩy, tạo đà còn cái chính vẫn phải là ý chí, nỗ lực của bản thân, gia đình. Chưa có thống kê nhưng hẳn trong số hơn 3.750 hộ thoát nghèo năm qua, có rất nhiều hộ nghèo đã thực sự quyết tâm, nỗ lực vươn lên.

Trần Minh

Cùng chuyên mục